-
Chỉ số đánh giá hiệu quả là gì?
Chỉ số đánh giá hiệu quả là chỉ số đo lường sự thành công của một công ty. Chỉ số này thường phản ánh lợi nhuận ròng, doanh thu hoặc khả năng thanh khoản và khoản tiền mặt sẵn có của công ty.
-
Chỉ báo RSI là gì?
Chỉ báo Sức mạnh Tương đối (RSI) xác định sự khác biệt giữa số tiền lãi và khoản thua lỗ gần đây. Đây là một chỉ báo kỹ thuật xác định hướng đi và tốc độ di chuyển của tài sản.
Indicator
Chỉ Báo
Chỉ báo là gì?
Chỉ báo là công cụ thống kê phân tích các điều kiện thị trường hiện tại, xác định mô hình biểu đồ và đưa ra dự đoán về những thay đổi tiềm năng trong chuyển động giá. Các nhà giao dịch sử dụng chỉ báo để điều chỉnh chiến lược giao dịch phù hợp với những dự đoán này nhằm tối đa hóa lợi nhuận của họ và tránh những rủi ro không cần thiết.
Trong bài viết này, bạn sẽ được tìm hiểu về khái niệm chỉ báo và những loại chỉ báo nào bạn có thể sử dụng trong giao dịch của mình.
Tìm hiểu về các chỉ báo
Bạn cần hiểu rõ cách thức hoạt động của các chỉ báo giao dịch trước khi sử dụng chúng trong thực tế. Cách các chỉ báo dự đoán những diễn biến sắp xảy ra trên thị trường dựa trên dữ liệu trong quá khứ. Các chỉ báo phân tích thông tin và dữ liệu khác nhau, bao gồm giá mở cửa, giá đóng cửa, khối lượng. Tùy thuộc vào dữ liệu được phân tích và tính ứng dụng, chúng ta có thể chia công cụ này thành các chỉ báo xu hướng, chỉ báo động lượng, chỉ báo khối lượng, chỉ báo biến động và các chỉ báo hỗ trợ/kháng cự. Nhà giao dịch có thể kết hợp các chỉ báo khác nhau để tìm hiểu về chuyển động giá, nhưng thông thường, chúng ta chỉ nên chọn một số chỉ báo và học cách sử dụng chúng đúng cách.
Mặc dù có chức năng và ứng dụng khác nhau nhưng tất cả các chỉ báo đều được phân thành hai nhóm lớn: chỉ báo kinh tế và chỉ báo kỹ thuật.
Chỉ báo kinh tế
Các chỉ báo kinh tế dựa trên những sự kiện kinh tế toàn cầu và trong nước có thể ảnh hưởng đến giá tài sản. Nếu nhà giao dịch lựa chọn sử dụng các chỉ báo này, họ nên theo dõi tất cả các tin tức thế giới và chú ý đến lịch kinh tế do các nhà môi giới cung cấp. Các chỉ số kinh tế được sử dụng trong phân tích cơ bản.
Chỉ báo kỹ thuật
Dựa trên các công thức toán học, chỉ báo kỹ thuật sẽ tự động áp dụng theo yêu cầu của bạn cho mỗi diễn biến thị trường. Chúng giúp dự đoán xu hướng giá và giúp bạn quyết định mở hoặc đóng một vị thế. Các chỉ báo kỹ thuật được sử dụng trong phân tích kỹ thuật. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy đọc về các chỉ số ngoại hối hàng đầu.
Ví dụ về chỉ báo
Hãy xem xét một số ví dụ về các chỉ báo kinh tế và kỹ thuật.
Chỉ Số Giá Tiêu Dùng (CPI)
Chỉ Số Giá Tiêu Dùng, hay CPI, là một trong những chỉ số kinh tế được sử dụng nhiều nhất để đo lường sự thay đổi của giá trong một rổ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng. Chỉ số CPI cũng thường được các nhà chức trách và nhà quản lý tài chính sử dụng để đo lường những thay đổi trong chi phí sinh hoạt và xác định lạm phát trong nền kinh tế của một quốc gia.
Giá của tài sản cũng có xu hướng biến động nhiều hơn khi lạm phát tăng cao, vì vậy chỉ số CPI giúp hoạch định chiến lược giao dịch xung quanh những biến động tiềm ẩn này. Chỉ số cũng có thể cảnh báo trước cho các nhà giao dịch ngoại hối về những thay đổi tiềm năng đối với chính sách tiền tệ của các quốc gia có thể làm suy yếu hoặc củng cố vị thế của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác trên thị trường.
Đường Trung Bình Động (MA)
Đường Trung Bình Động, hoặc MA, là một công cụ chỉ báo kỹ thuật phân tích giá của tài sản trong một khoảng thời gian cụ thể để xác định chuyển động của xu hướng và các mức hỗ trợ hoặc kháng cự. MA giúp các nhà giao dịch hiểu rõ hơn về dữ liệu giá được trình bày trên biểu đồ và dự đoán hướng biến động giá tiềm năng. Chúng cũng có thể tạo ra các tín hiệu giao dịch để nhà giao dịch tham gia hoặc thoát lệnh.
2022-11-22 • Cập nhật