1. FBS broker >
  2. FBS Blog >
  3. Vì sao Thị trường Sụp đổ?
2023-05-29 • Cập nhật

Vì sao Thị trường Sụp đổ?

cover.png

Chứng kiến thị trường chứng khoán sụp đổ sẽ khiến bạn nản lòng. Khi giá cổ phiếu đi xuống, các nhà đầu tư bắt đầu mất niềm tin và bán cổ phiếu, điều này thậm chí có thể gây bất lợi cho họ. Động thái này có thể tác động tiêu cực đến toàn bộ thị trường chứng khoán, dẫn đến sự gia tăng lạm phát và kéo theo sự khởi đầu của một cuộc suy thoái kinh tế mới.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về tình hình hiện tại của thị trường chứng khoán, nguyên nhân gây ra sự sụp đổ của thị trường chứng khoán gần đây, hậu quả có thể xảy ra khi thị trường chứng khoán sụp đổ và dự đoán thời điểm kết thúc.

Những Điểm Chính

  • Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán là sự sụt giảm giá cổ phiếu rất nhanh và bất ngờ thường xảy ra trong vòng một ngày.
  • Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán có thể xảy ra trước một thị trường giá giảm kéo dài và thậm chí sau một cuộc suy thoái kinh tế lớn.
  • Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán có thể do ảnh hưởng của lạm phát, các vấn đề kinh tế hoặc chính trị toàn cầu và thậm chí là các quyết định của chính phủ.
  • Các báo cáo hoặc bản phát hành chính thức có thể giúp nhà đầu tư dự đoán xem liệu thị trường có sớm sụp đổ hay không.

Điều gì đang xảy ra trên thị trường chứng khoán thời điểm hiện tại?

Thị trường chứng khoán đang trải qua thời kỳ khó khăn. 2022 là một năm khó khăn đối với nền kinh tế thế giới nói chung, điều này đã ảnh hưởng đến tình hình hiện tại trên tất cả các thị trường tài chính. Chỉ số S&P 500 lại giảm bất chấp đà tăng chậm sau vụ sụp đổ vào tháng 12 và sự sụp đổ gần đây của Ngân hàng Thung lũng Silicon đã thực sự gây ra biến động trong ngành, điều đó có nghĩa là thị trường giá giảm hiện tại sẽ không đảo chiều trong tương lai gần.

Hiện tại, thị trường chứng khoán đang trải qua giai đoạn suy yếu khi các nhà đầu tư bắt đầu bán cổ phiếu do lo sợ rằng giá sẽ không tăng sớm và họ có thể mất cơ hội thu hồi vốn.

1142-2.png

Vì sao thị trường chứng khoán sụt giảm?

Trong vài năm qua, nền kinh tế đã chững lại. Các công ty không còn kiếm được nhiều tiền như trước đây, điều này làm tăng sự bất ổn của các nhà đầu tư. Họ không còn chắc chắn liệu thị trường có phục hồi sau suy thoái, vì vậy họ bắt đầu bán cổ phiếu thay vì mua mới, điều này đẩy giá giảm sâu và khiến những người mua tiềm năng lo sợ.

Có nhiều lý do dẫn đến việc cổ phiếu đi xuống và chúng tôi sẽ cố gắng đánh giá những lý do nổi bật nhất.

Lạm phát và tăng lãi suất

Ngay trước thềm năm mới, thị trường chứng khoán đã lao dốc khi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ thông báo tăng lãi suất trả cho các khoản dự trữ lên 4,4% trước nỗ lực chống lại lạm phát đang hoành hành. Đây là một thực tế phổ biến nhằm giảm lượng tiền lưu thông và giảm hoạt động kinh tế của người dân, từ đó làm giảm tỷ lệ lạm phát.

Tuy nhiên, lãi suất cao thường là tin tức xấu đối với thị trường chứng khoán. Khi lãi suất tăng cao, việc vay vốn và kinh doanh của các công ty trở nên khó khăn hơn. Ít hoạt động kinh doanh đồng nghĩa với doanh thu và thu nhập sụt giảm, điều này cản trở sự phát triển của một công ty. Theo đó, những tổ chức này dường như không còn hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư, vì vậy họ thường cố gắng loại bỏ các cổ phiếu mà họ đang sở hữu để chuyển vốn sang các khoản đầu tư ổn định hơn. Theo đà này, thị trường chứng khoán tiếp tục đi xuống khi không có đầu vào tiền tệ mới từ các nhà giao dịch.

Chênh lệch cung và cầu

Yếu tố này có một phần liên quan với sự gia tăng tỷ lệ lạm phát. Như chúng ta đã biết, cung và cầu có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nhu cầu hàng hóa cao khuyến khích nguồn cung và tăng giá mặt hàng. Vì vậy, với việc các nhà đầu tư bán cổ phiếu của họ, nguồn cung cổ phiếu cũng bắt đầu tăng lên. Tuy nhiên, những khó khăn tài chính hiện tại khiến những người mua tiềm năng cảnh giác khi mua cổ phiếu. Điều này có nghĩa là khi nguồn cung tăng cao, nhu cầu về cổ phiếu khá thấp. Sự chênh lệch này làm cho giá cổ phiếu sụt giảm. Nhưng vì hoàn cảnh hiện tại ảnh hưởng đến phần lớn các công ty trên thị trường, nên sự phân cách giữa cung và cầu đã lan rộng ra toàn bộ thị trường chứng khoán.

Ảnh hưởng của thị trường toàn cầu

Đại dịch gần đây đã chứng minh tính kết nối toàn cầu hóa của nền kinh tế các quốc gia. COVID-19 và các biện pháp được áp dụng để ngăn chặn sự lây lan đã cắt đứt rất nhiều chuỗi cung ứng trên toàn thế giới. Ngay cả bây giờ, khi hầu hết các quốc gia gần như đã phục hồi sau đại dịch, chúng ta vẫn có thể thấy các biện pháp kiểm dịch hạn chế tại Trung Quốc đã gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn lực cần thiết để sản xuất hàng hóa mới và ảnh hưởng đến năng suất cũng như lợi nhuận của nhiều công ty trên toàn cầu. Điều này phản ánh cách các xu hướng và vấn đề phổ biến trong một thị trường toàn cầu tác động đến tình trạng của các thị trường toàn cầu khác và lan rộng như một phản ứng dây chuyền.

Sự kiện địa chính trị

Sự ổn định của thị trường chứng khoán có thể bị ảnh hưởng ngay cả bởi những sự kiện không liên quan trực tiếp đến tài chính. Xung đột quốc tế và nội bộ, thiên tai, sự thay đổi quyết liệt của chính phủ và các trường hợp không lường trước khác có thể ảnh hưởng đến khả năng cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ của công ty, điều này có thể ảnh hưởng đến thu nhập và vị thế của công ty trên thị trường chứng khoán. Do đó, khi những sự kiện này tấn công một số quốc gia cùng một lúc, thiệt hại cho thị trường chứng khoán toàn cầu dự báo sẽ xảy ra.

Sự sụp đổ của các tổ chức tài chính quan trọng

Sự thất bại gần đây của Ngân hàng Thung lũng Silicon đã gây ra một làn sóng hoảng loạn lớn lan khắp các thị trường. SVB là ngân hàng lớn thứ hai ở California với số vốn 200 tỷ đô, vì vậy sự sụp đổ của tổ chức này đã trở thành vụ phá sản ngân hàng lớn thứ hai trong lịch sử Hoa Kỳ. Sự tham gia trước đây của ngân hàng này vào lĩnh vực đầu tư mạo hiểm và khởi nghiệp sẽ kéo rất nhiều công ty khởi nghiệp có thể sẽ phải chịu sự sụp đổ theo ngân hàng, với một số công ty phải đóng cửa trong tương lai gần. Hơn nữa, S&P 500 cho thấy mức giảm hàng tuần lớn nhất kể từ đầu năm 2023. Đây là một ví dụ phản ánh rõ nét về mức độ ảnh hưởng của các ngân hàng và tổ chức tài chính đến sự ổn định của thị trường chứng khoán.

Nguy cơ sụp đổ thị trường chứng khoán

Khi thị trường chứng khoán trải qua một đợt giảm giá bất ngờ, nó có thể khiến các nhà đầu tư sợ mua cổ phiếu mới. Họ cố gắng loại bỏ những thứ mà họ cho là không đáng tin cậy. Nhưng cổ phiếu là một nguồn hỗ trợ tiền tệ rất quan trọng cho các công ty và nếu không có đủ nhà đầu tư, hoạt động kinh doanh của họ có thể bị chững lại. Các công ty có thể sẽ phải cắt giảm nhiều chi phí và sa thải một số công nhân, từ đó làm tăng tỷ lệ thất nghiệp chung. Những người không còn việc làm có xu hướng tiêu ít tiền hơn và điều này khiến doanh thu của các công ty sụt giảm sâu hơn nữa. Chu kỳ bất tận này cuối cùng có thể dẫn đến sự suy giảm của nền kinh tế và thậm chí gây ra một cuộc suy thoái kinh tế mới, điều đã từng xảy ra trong quá khứ. Đây là lý do tại sao thị trường chứng khoán sụp đổ thường gây hoang mang cho công chúng.

1142-3.png

Khi nào sự suy giảm của thị trường chứng khoán sẽ kết thúc?

Khi thị trường đi xuống, bạn có thể cảm thấy như sự suy thoái này sẽ không bao giờ kết thúc. Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên thị trường chứng khoán toàn cầu trải qua một vụ sụp đổ nghiêm trọng như vậy. Điều mà nhiều nhà giao dịch quên mất là thị trường chứng khoán luôn biến động theo chu kỳ. Một thị trường suy yếu, với giá giảm và tâm lý nhà đầu tư tiêu cực, luôn được theo sau bởi một thị trường giá tăng và kéo dài lâu hơn.

Có thể mất một thời gian để giá tăng trở lại, nhưng viễn cảnh đó cuối cùng sẽ xuất hiện. Cách tốt nhất để biết khi nào điều đó có thể xảy ra là theo dõi các báo cáo chính thức, những quyết định chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương và phát hành kinh tế.

Ví dụ, báo cáo Bảng lương Phi nông nghiệp (NFP) cung cấp thông tin về tình hình hiện tại trên thị trường lao động ở Hoa Kỳ. Các nhà đầu tư chú ý đến báo cáo này vì nó có thể cho biết liệu giá cổ phiếu có khả năng tăng hay giảm. Nếu báo cáo NFP cho thấy đà tăng trưởng việc làm, đây là dấu hiệu của một nền kinh tế mạnh, trong khi tăng trưởng việc làm yếu hoặc tỷ lệ thất nghiệp cao có thể cho thấy nền kinh tế đang gặp khó khăn và sớm gặp vấn đề trên thị trường chứng khoán.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là một chỉ số khác có thể hữu ích cho các nhà đầu tư. Nó được sử dụng để đo tỷ lệ lạm phát. Nếu chỉ số CPI cho thấy lạm phát đang tăng cao một cách nguy hiểm, chính phủ có thể tăng lãi suất, điều này dẫn đến việc giảm giá cổ phiếu, như chúng ta đã thấy gần đây ở Hoa Kỳ.

Có nhiều báo cáo và bản phát hành khác sẽ cho bạn thấy bức tranh toàn cảnh hơn. Theo dõi các bản tin kinh tế và đón đầu thị trường với lịch kinh tế của FBS. Điều này sẽ cho phép bạn đánh giá xem liệu có khả năng thị trường chứng khoán sụp đổ hay tăng trưởng trở lại và chuẩn bị hành động phù hợp.

Dựa trên dữ liệu được đề cập ở trên, Cục Dự trữ Liên bang (ngân hàng trung ương Hoa Kỳ) và các cơ quan quản lý khác sẽ đưa ra quyết định về việc thay đổi lãi suất. Nếu lạm phát đạt đỉnh và phía quan chức chắc chắn rằng tỷ lệ này sẽ sớm giảm xuống, Fed sẽ cắt giảm lãi suất, làm suy yếu đồng đô la Mỹ và đẩy chứng khoán lên.

Kết luận

Thập kỷ này đã có một khởi đầu khá khó khăn, với sự sụp đổ của thị trường chứng khoán nối tiếp nhau trong một khoảng thời gian tương đối ngắn. Thật khó để đưa ra chính xác thời điểm xu hướng giảm trên thị trường chứng khoán sẽ sớm được thay thế bằng xu hướng tăng. Điều duy nhất mà các nhà đầu tư và nhà giao dịch có thể làm vào lúc này là chờ đợi các bản phát hành chính thức và tránh đưa ra các quyết định hấp tấp vì sợ hãi.

FAQ

Vì sao cổ phiếu tăng giá?

Giá cổ phiếu tăng lên khi một số lượng lớn nhà giao dịch muốn mua tài sản. Nhu cầu đối với một cổ phiếu càng cao thì nguồn cung càng thấp, điều đó có nghĩa là những cổ phiếu còn lại sẽ trở nên đắt đỏ hơn đối với người mua.

Điều gì đang xảy ra với thị trường chứng khoán?

Hiện tại, thị trường chứng khoán đang đi xuống. Lý do đằng sau điều này là do lạm phát cao, các sự kiện địa chính trị và sự gia tăng lãi suất gần đây khiến việc vay vốn trở nên khó khăn hơn.

Vì sao thị trường đi xuống?

Thị trường đi xuống khi nhu cầu về chứng khoán giảm. Thị trường giá xuống kéo dài xảy ra khi nền kinh tế đang gặp khó khăn khiến các nhà đầu tư mất niềm tin và bán các cổ phiếu mà họ sở hữu.

  • 421

Thông báo về việc thu thập dữ liệu trên

FBS duy trì hồ sơ dữ liệu của bạn để chạy trang web này. Khi nhấn nút "Chấp nhận", bạn đồng ý với Chính sách bảo mật của chúng tôi.

Gọi lại cho tôi

Nhân viên chăm sóc khách hàng sẽ liên hệ với bạn

Chỉnh sưa số điện thoại di dộng

Yêu cầu của bạn đã được nhận

Nhân viên chăm sóc khách hàng sẽ liên hệ với bạn

Yêu cầu gọi lại tiếp theo cho số điện thoại này
cần đợi trong

Nếu bạn gặp một vấn đề khẩn cấp xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua
Mục Chat trực tuyến

Lỗi hệ thống. Hãy thử lại sau

Đừng lãng phí thời gian của bạn – theo dõi mức độ ảnh hưởng của NFP đến đồng đô la và lợi nhuận!

Bạn đang sử dụng một phiên bản trình duyệt cũ hơn.

Hãy cập nhật lên phiên bản mới nhất hoặc thử một trình duyệt khác để có trải nghiệm giao dịch an toàn, thoải mái và hiệu quả hơn.

Safari Chrome Firefox Opera