Top 10 Nhà giao dịch Vĩ đại Nhất Mọi Thời đại
Hãy thư giãn với các biểu đồ và tìm hiểu câu chuyện về những nhà giao dịch vĩ đại nhất thế giới, những người đã tạo ra sức ảnh hưởng trên thị trường và để lại dấu ấn trong lịch sử giao dịch.
Câu chuyện về những nhà giao dịch này không chỉ có thành công mà hành trình của họ còn được gắn với hàng trăm lần thua lỗ. Cuộc sống của họ được tô điểm bởi hai gam màu chiến thắng và kịch tính, được bao quanh bởi tiền bạc, đầu tư và may rủi.
Chúng tôi đã chuẩn bị một danh sách các nhà tạo lập thị trường nổi tiếng nhất, bao gồm các nhà giao dịch huyền thoại trong lịch sử và những nhà giao dịch trong thời đại của chúng ta hiện nay. Học hỏi từ những sai lầm, tư duy phòng ngừa và linh hoạt đã giúp họ trở thành những nhà giao dịch thành công. Vì vậy, hãy đọc bài viết để được truyền cảm hứng cho hành trình giao dịch của bạn.
1. George Soros
George Soros, hay còn gọi là "người đàn ông phá sập Ngân hàng Anh", ông sinh năm 1930 tại Hungary, mang trong mình dòng máu Do Thái và may mắn sống sót sau nạn diệt chủng Holocaust và trốn khỏi đất nước sau đó. Ông là một trong những nhà giao dịch nổi tiếng nhất trên toàn thế giới. Tại Anh, ông Soros đã làm công việc bồi bàn hoặc khuân vác đường sắt trước khi tốt nghiệp Trường Kinh tế London. Điều này cuối cùng đã đưa ông bước chân vào thế giới ngân hàng sau khi trở thành nhân viên ngân hàng thương mại tại Singer and Friedlander.
Với sự giúp đỡ của cha mình, ông chuyển đến Mỹ để làm việc tại một công ty môi giới Phố Wall. Sau những kết quả thành công tại nhiều công ty khác nhau, George đã thành lập quỹ phòng hộ vào năm 1970 mang tên "Quantum". Và cũng chính từ đây, ông đã trở nên nổi tiếng.
Năm 1992, Soros đã đặt cược rất lớn vào đồng bảng Anh và kiếm được 1 tỷ đô chỉ trong 24 giờ.
Quantum tích lũy được 3,9 tỷ bảng cùng những khoản vay được Soros huy động thêm, nâng tổng số vốn lên 5,5 tỷ bảng. Nhưng đồng bảng Anh bắt đầu sụt giảm. Và Soros đã bán khống toàn bộ 5,5 tỷ bảng cho đồng Mark của Đức vào ngày 16/9, còn được biết đến là Thứ Tư Đen tối. Điều này đã giá tiền tệ sụt giảm và buộc Vương quốc Anh phải rút khỏi Cơ chế tỷ giá hối đoái châu Âu (ERM).
Phi vụ này đã trở thành một trong những giao dịch kiếm được hàng tỷ đô nhanh nhất và là một trong những phi vụ giao dịch nổi tiếng nhất từng được thực hiện, mà sau này còn được biết đến với tên gọi “phá sập Ngân hàng Anh”.
2. Jesse Livermore
Cuộc đời của Jesse Livermore có thể trở thành nguồn cảm ứng của các tác phẩm điện ảnh. Sinh năm 1877, ông xuất thân trong một gia đình thuần nông nhưng đã bỏ nhà ra đi để trở thành tỷ phú. Câu chuyện cuộc đời ông xoay quanh vấn đề tiền bạc, tình nhân, phá sản và những vụ bê bối.
Khi còn nhỏ, Jesse Livermore đã được học cách đọc và viết, quan tâm đến tin tức và kinh tế, thậm chí có thể tiến hành phân tích giá. Với kinh nghiệm của mình, ông có thể phát hiện dễ dàng các xu hướng đảo chiều và những mô hình phân tích kỹ thuật hiện đại phổ biến. Livermore là một trong những người đầu tiên sử dụng lệnh dừng lỗ, một công cụ quản lý rủi ro vẫn được các nhà giao dịch sử dụng ngày nay.
Jesse kiếm được 250.000$ đầu tiên từ việc bán khống cổ phiếu ngay trước trận động đất ở San Francisco. Năm 1925, ông kiếm được 3 triệu đô nhờ bán khống lúa mì. Sau đó, ông tiếp tục kiếm được khoảng 100.000$ tiền lãi khi bán khống cổ phiếu Mỹ trước khi chúng sụp đổ vào năm 1929. Là một trong những nhà giao dịch giàu có và thành công nhất ở thời đại của mình, Jesse được mọi người đặt cho biệt danh là “the boy plunger” (người đàn ông liều lĩnh).
Tuy nhiên, Jesse đã trải qua một số lần phá sản. Ông ấy đã cố gắng quay trở lại thị trường trong hai lần đầu tiên, nhưng lần phá sản thứ ba đã lấy đi của ông tất cả. Ông đã mắc sai lầm và mất hết tiền vào năm 1929.
Kết hợp với những bi kịch gia đình, căng thẳng và những thất bại khác, Jesse Livermore nhận ra rằng ông ấy có thể sẽ không bao giờ giao dịch như trước nữa. Năm 1940, ông tự kết liễu cuộc đời mình bằng một phát súng.
Ngoài ra còn phải nói tới con trai của ông, Jesse Livermore Jr., cũng sa vào thói nghiện rượu của người mẹ và tự sát vào năm 1975 sau khi bắn chết con chó yêu quý của mình trong lúc say rượu và định ra tay bắn một viên sĩ quan cảnh sát.
3. William Delbert Gann
Nếu bạn là một nhà giao dịch theo phân tích kỹ thuật, bạn hẳn đã nghe đến cái tên W.D. Gann và lý thuyết giao dịch của ông. William Delbert Gann sinh năm 1878 tại Texas, là con cả trong 11 người con của một gia đình nghèo sinh sống bằng nghề trồng bông vải. Ông không học lên phổ thông vì cha mẹ muốn ông làm việc trong trang trại.
Gann tin rằng Kinh thánh là cuốn sách vĩ đại nhất và phần lớn những kiến thức của ông đều đến từ đó. Phong cách viết của ông ấy chứa đầy bí ẩn, mang ngôn ngữ bí truyền và sở hữu phong cách gián tiếp mà nhiều người cảm thấy khó thực hiện theo.
Tuy nhiên, Gann đã tạo ra các công cụ phân tích kỹ thuật mạnh mẽ, bao gồm Gann Angles, Hexagon, Circle of 360, Square of 9, v.v. Hầu hết chúng đều dựa trên toán học, hình học, thiên văn học và chiêm tinh học cổ đại đồng thời được các nhà giao dịch sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay.
Các nhà phê bình đánh giá không có bằng chứng thực tế nào cho thấy Gann không kiếm được lợi nhuận từ các khoản đầu tư trên thị trường mà kiếm tiền bằng cách bán sách và các khóa học đầu tư. Không rõ W.D. Gann giàu có đến mức nào nhờ phân tích giao dịch của mình, nhưng khi ông qua đời vào những năm 1950, tài sản của ông được định giá khoảng hơn 100.000$.
Nhưng điều đáng ngạc nhiên là Gann đã tạo ra các quy tắc giao dịch từ những nguyên tắc quản lý tiền cơ bản cho đến các trò chơi tinh thần cách đây hàng trăm năm, và những quy tắc này hiện vẫn được áp dụng.
4. Paul Tudor Jones
Paul Tudor Jones dễ dàng lọt vào top những nhà giao dịch chứng khoán vĩ đại nhất trong lịch sử, với giá trị tài sản ròng ước tính khoảng 7,5 tỷ đô.
Sau khi tốt nghiệp Đại học Virginia năm 1976, Paul bắt đầu giao dịch bông kỳ hạn tại Sở Giao dịch bông New York. Sự thật đáng cười đó là ông đã bị mất việc vì ngủ gật trên bàn sau một bữa tiệc thâu đêm với bạn bè. Sau đó, Paul làm việc với tư cách là một nhà môi giới hàng hóa và vào năm 1980, ông thành lập công ty đầu tư và thương mại, Tudor Investment Corporation. Tổ chức này đã kiếm được 100% tiền lãi trong năm năm đầu tiên – một kết quả đáng kinh ngạc trong thời đại của chúng ta.
Dự đoán lớn nhất của Paul đó là xác định sự sụp đổ của thị trường năm 1987, còn được biết với tên gọi Thứ Hai Đen Tối. Do dự báo chính xác, Jones đã kiếm được khoảng 100.000$ tiền lãi thay vì thua lỗ.
Paul Tudor Jones đã phát triển chiến lược giao dịch của riêng mình để giúp ông thành công. Nguyên tắc chính của ông đó là luôn nhất quán và không mong đợi kiếm tiền nhanh chóng. Kỹ năng quản lý rủi ro cao và kỳ vọng thực tế về các giao dịch tiềm năng đã giúp ông tạo ra nguồn thu nhập ổn định.
5. Jim Rogers
Từ khi còn trẻ, Jim Rogers đã có sự nhạy bén trong kinh doanh khi bán đậu phộng và nhựa đã qua sử dụng do những người hâm mộ bóng chày đánh rơi. Ông có bằng cử nhân hạng ưu về lịch sử và bằng kinh tế của trường Đại học Oxford. Hiện giá trị ròng ước tính của Rogers là hơn 300 triệu đô.
Năm 1964, Rogers gia nhập Dominick & Dominick, LLC ở Phố Wall, kinh doanh cổ phiếu và trái phiếu. Nhưng từ năm 1966 đến năm 1968, Jim đã gia nhập quân đội trong Chiến tranh Việt Nam.
Hai năm sau khi phục vụ trong Chiến tranh Việt Nam, Jim gia nhập một ngân hàng đầu tư, nơi ông gặp gỡ đối tác kinh doanh George Soros. Vào đầu những năm 1970, họ đồng sáng lập Quantum, quỹ này sau đó đã đạt được mức lợi nhuận đáng kinh ngạc là 4,200% trong vòng 10 năm.
Kỹ năng tuyệt đỉnh nhất đã giúp Rogers trở thành một nhà giao dịch thành công đó là khả năng đưa ra những dự báo rõ ràng. Vào những năm 1990, ông đã đưa ra dự đoán tăng giá chính xác đối với hàng hóa. Jim cũng đã chỉ trích sự bất lực của Ngân hàng Anh và Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ trong việc chống lại lạm phát tăng vọt, cảnh báo điều này có thể trở nên tồi tệ hơn trước khi ổn định.
Khi nghỉ hưu, Rogers bắt đầu chuyến đi kéo dài ba năm qua 116 quốc gia trên một chiếc Mercedes được chế tạo riêng. Chuyến đi này đã lập kỷ lục thế giới về chuyến đi ô tô được lái liên tục trong thời gian dài nhất. Ông cũng cũng viết sách kể chi tiết về những cuộc phiêu lưu của mình.
6. Richard Dennis
Richard Dennis, còn được gọi là “the prince of the pit” (hoàng tử của thị trường chứng khoán), là một trong số ít các nhà giao dịch có thể biến số tiền ít ỏi thành hàng triệu đô.
Khi Dennis 23 tuổi, ông đã vay 1.600$ và biến nó thành 200 triệu đô sau 10 năm kinh doanh hàng hóa. Bất ngờ hơn nữa, ông ấy chỉ giao dịch 400$ trong số 1.600$ vay mượn này.
Sau đó, vào năm 1973, Richard Dennis kiếm được 100.000$ tiền lãi. Năm tiếp theo, ông kiếm được thêm 500.000$ khi giao dịch trên thị trường đậu tương và trở thành triệu phú, nhà giao dịch nổi tiếng vào cuối năm 1974.
Nhưng Denis cũng bị thua lỗ trong vụ sụp đổ thị trường chứng khoán, Thứ Hai Đen tối năm 1987 và sự bùng nổ của bong bóng dot-com năm 2000.
Năm 1983, Richard Dennis và Bill Eckhardt thực hiện một thử nghiệm mang tên “Turtle Traders Group” (Nhóm nhà giao dịch rùa) để nghiên cứu xem giao dịch là một kỹ năng bẩm sinh hay là một kỹ năng có thể học được. Dennis tin rằng, giống như những con rùa được nuôi trong trang trại, nhà giao dịch có thể học hỏi và phát triển kỹ năng. Trái ngược với ông, Eckhardt cho rằng việc học tập hiệu quả đòi hỏi những kỹ năng bẩm sinh; nếu không, chúng sẽ không thể được truyền tải.
Trong quá trình thử nghiệm, họ đã thiết kế một hệ thống giao dịch cho ra kết quả tích cực trong nhóm. Hiện tại, các nhà giao dịch vẫn tiếp tục sử dụng hệ thống này và các phiên bản phát triển của nó. Theo một cựu sinh viên, một số nhà giao dịch rùa này đã kiếm được 175 triệu đô trong 4 năm.
7. John Paulson
Forbes, Guardian, New York Times và nhiều phương tiện truyền thông khác đã viết về John Paulson sinh năm 1955 như một “the greatest trader ever” (nhà giao dịch vĩ đại nhất từ trước đến nay).
Paulson bắt đầu sự nghiệp của mình tại Boston Consulting Group vào năm 1988, với công việc đưa ra lời khuyên cho các công ty. Sau khi thay đổi một số công việc, ông đã thành lập quỹ phòng hộ, Paulson & Co., với 2 triệu đô và một nhân viên vào năm 1994. Đến năm 2003, quỹ của ông đã tăng lên 300 triệu đô tài sản.
Danh tiếng và tài sản của John Paulson đến trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007–2008 khi ông kiếm được gần 4 tỷ đô và “từ một nhà quản lý tiền vô danh trở thành huyền thoại tài chính”. Trước khi sụp đổ, ông đã mua các hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng đã qua sử dụng và đặt cược vào thị trường thế chấp dưới chuẩn của Hoa Kỳ một cách hiệu quả. Một số người còn gọi đó là giao dịch lớn nhất trong lịch sử.
Năm 2010, Paulson kiếm được 4,9 tỷ đô, chủ yếu nhờ vào việc đầu tư vào vàng. Forbes ước tính giá trị tài sản ròng của ông vào tháng 1/2023 là 3 tỷ đô.
Tuy nhiên, việc John thua lỗ trong các khoản đầu tư vào một số cổ phiếu đã khiến các nhà đầu tư tháo chạy khỏi quỹ phòng hộ của ông, Paulson & Co, cắt tài sản quản lý của quỹ này xuống còn 10 tỷ đô vào tháng 1/2020 từ mức đỉnh điểm 36 tỷ đô vào năm 2011.
Tỷ phú này cho thấy khả năng đa dạng hóa không chỉ tài sản mà còn cả chiến lược, kết hợp các chiến lược chênh lệch thận trọng và ý tưởng đầu cơ với việc phân chia quỹ bắt buộc.
8. Steven Cohen
Steven Cohen sinh năm 1956 tại New York. Là một người đam mê chơi bài poker, Stephen đã tiêu tất cả số tiền kiếm được từ đầu cơ chứng khoán khi còn học tại trường Đại học, khi đó, ông phải bỏ trốn trong giờ nghỉ để đến văn phòng ngân hàng Merrill Lynch gần nhất.
Với giá trị tài sản ròng hiện tại khoảng 16 tỷ đô, Cohen bắt đầu sự nghiệp của mình tại công ty ngân hàng đầu tư Gruntal và tham gia thị trường chứng khoán vào năm 1978.
Cohen bắt đầu kiếm được 8.000$ trong ngày đầu tiên và sau đó chuyển sang kiếm 100.000$ mỗi ngày cho công ty. Năm 1992, ông rời Gruntal và thành lập một trong những quỹ phòng hộ thành công nhất, SAC Capital Partners. Đến năm 2013, mức tăng trung bình hàng năm của SAC đã đạt 25%.
Mặc dù Steven đã đạt được thành công và trở nên giàu có, nhưng hành trình của ông không chỉ có những chiến thắng mà còn trải qua nhiều thất bại. Năm 2010, SAC bị Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái (SEC) điều tra về giao dịch nội gián. Mặc dù Cohen không bị buộc tội, nhưng công ty đã phải ghi nhận tội danh và trả mức tiền phạt 1,8 tỷ đô. Sau đó, ông buộc phải đóng tổ chức quỹ của mình.
Nhưng Steven Cohen được biết đến với khả năng thành công và kiếm tiền trong mọi điều kiện thị trường. Ông cũng là một nhà kinh doanh chứng khoán nổi tiếng với phong cách ưa mạo hiểm và thắng lớn. Hiện ông đang là nhà sáng lập và Giám đốc điều hành của Point72 Asset Management, một văn phòng gia đình ở Stamford, Connecticut.
9. David Tepper
Người giàu nhất, nhà quản lý quỹ phòng hộ thành công và nhà từ thiện, David Tepper, sinh năm 1957 trong một gia đình Do Thái. David tham gia thị trường khi vẫn đang học đại học. Ông tốt nghiệp cử nhân kinh tế tại Đại học Pittsburgh và lấy bằng Thạc sĩ tại Đại học Carnegie Mellon năm 1982.
Sau khi tốt nghiệp, Tepper nhận một công việc tại Equibank với tư cách là nhà phân tích tín dụng và tham gia vào ngành tài chính. Sau đó, ông đã thay đổi một số công ty, trong đó có Keystone, và được tuyển dụng vào Goldman Sachs trong 8 năm với công việc chính là giải quyết các vụ phá sản và các tình huống đặc biệt. David đóng một vai trò quan trọng trong sự tồn tại của Goldman Sachs sau vụ sụp đổ thị trường chứng khoán năm 1987. Ông ấy đã mua trái phiếu cơ bản của các tổ chức tài chính bị sụp đổ, khiến giá trị của chúng tăng vọt sau khi thị trường phục hồi.
Nhưng Tepper đã cố gắng điều hành quỹ của riêng mình và giao dịch tích cực để gom đủ tiền cho hoạt động này. Đầu năm 1993, ông thành lập Appaloosa Management. Một trong những khoản lợi nhuận sớm nhất và lớn nhất đã được thực hiện bằng cách đầu tư vào Conseco và Marconi. Sau đó, Appaloosa đã tự thành lập như một quỹ phòng hộ chuyên về các khoản nợ khó đòi, kết nối với việc đầu tư vào thị trường vốn cổ phần công và thu nhập cố định toàn cầu.
Năm 2009, Appaloosa kiếm được khoảng 7 tỷ đô bằng cách mua các cổ phiếu gặp khó khăn đã được phục hồi trong năm đó. 4 tỷ đô trong số lợi nhuận đó đã được chuyển cho cá nhân Tepper, khiến ông trở thành nhà quản lý quỹ phòng hộ có thu nhập cao nhất năm 2009.
Giá trị tài sản ròng của David Tepper là 16,7 tỷ đô, theo Forbes. Vào năm 2020, mảng lớn nhất trong danh mục đầu tư của ông là Alibaba với 13% và Amazon với 11%.
10. Nick Leeson
Nổi tiếng với phi vụ Ngân hàng Barings phá sản, Nick Leeson sinh năm 1967, không có trình độ học vấn cao, ông làm công việc giấy tờ tại ngân hàng Coutts với không yêu cầu kỹ năng đặc biệt.
Nhưng Nick vẫn tiếp tục nâng cao kiến thức tài chính của mình và nhanh chóng chuyển đến Morgan Stanley, nơi ông được dạy cách tính toán hợp đồng tương lai và quyền chọn. Sau đó, ông ta được Ngân hàng Barings thuê và chuyển đến Châu Á để làm việc tại Sàn Giao dịch Tiền tệ Quốc tế Singapore (SIMEX.)
Tại đây phi vụ nổi tiếng của ông bắt đầu. Tháng 4/1992, Barings mở văn phòng Hợp đồng Tương lai và Quyền chọn tại Singapore, thực hiện và thanh toán bù trừ các giao dịch trên SIMEX. Ở tuổi 26, Nick Leeson, bên cạnh hoạt động giao dịch của mình, đứng đầu văn phòng tương lai và quyền chọn ở Singapore và bắt đầu thực hiện các giao dịch đầu cơ trái phép.
Đầu tiên, những giao dịch này đã mang lại một khoản lợi nhuận lớn cho Barings, 10 triệu bảng Anh tương đương 10% lợi nhuận hàng năm của công ty. Nick thậm chí còn được thưởng 130.000 bảng so với mức lương 50.000 bảng của ông. Nhưng sau đó, vận may đã không mỉm cười, và Lesson bắt đầu sử dụng tiền của ngân hàng thông qua một tài khoản lỗi để bù đắp cho các giao dịch thất bại của ông và những người khác.
Năm 1995, mất mát lớn nhất và cũng là dấu chấm hết cho Nick Leeson và ngân hàng Barings đã xảy ra. Leeson mua một lượng lớn hợp đồng tương lai để ép thị trường, nhưng một trận động đất mạnh 7,2 độ richter ở Nhật Bản đã khiến số tài sản này sụp đổ. Hậu quả của phi vụ lừa đảo này là Ngân hàng Barings, với lịch sử 233 năm, đã bị lỗ 1,4 tỷ đô và phải bán cho tập đoàn ING của Hà Lan với giá 1 bảng Anh.
Leeson đã trốn thoát khỏi ngân hàng, để lại một mảnh giấy ghi ba từ “Tôi xin lỗi”. Ông ta hy vọng thoát được khỏi nhà tù Singapore nhưng đã bị phía Đức giam giữ và dẫn độ đến Singapore, nơi ông ta phải thụ án 4 năm trong nhà tù địa phương. Tổng bản án là 6,5 năm. Leeson mắc bệnh ung thư khi ở trong tù, nhưng các bác sĩ giỏi nhất của Singapore đã hỗ trợ điều trị và giúp ông bình phục.
Ngày nay, Nick không thể nắm giữ bất kỳ vị thế nào trên thị trường chứng khoán nhưng vẫn kiếm được hơn 100.000$ mỗi tháng thông qua các hội nghị của mình.
Theo sự dẫn dắt của những nhà giao dịch thành công, nhiều người đã trở nên giàu có. Câu chuyện của họ có thể gây tranh cãi, nhưng các nhà giao dịch này vẫn thuộc top các trader hàng đầu và là tiêu điểm thảo luận. Và mỗi nhà giao dịch trong danh sách của chúng tôi đã tạo lập thị trường cho họ và kiếm được số tiền khổng lồ. Vì vậy, bất kỳ ai với những ý tưởng lớn đều có thể áp dụng vào thực tế trong Khu vực Cá nhân FBS hoặc ứng dụng FBS Trader; bên cạnh đó, những người mới có thể sử dụng sản phẩm của chúng tôi để phát triển kỹ năng và học cách giao dịch.
FAQ
Ai là Nhà giao dịch Trong ngày Giàu nhất Thế giới?
Hầu hết các nhà giao dịch giàu có đều thích ẩn danh. Đó là lý do tại sao chúng ta có thể xác định được trả lời chính xác. Tuy nhiên, tất cả các nhà giao dịch được đề cập trong danh sách của chúng tôi đã kiếm được số tiền khổng lồ.
Ai đã Kiếm được Hàng Tỷ đô Nhanh nhất Từ trước Đến nay?
George Soros đã đặt cược rất lớn vào đồng bảng Anh và kiếm được 1 tỷ đô chỉ trong 24 giờ vào năm 1992. Ông đã bán khống 5,5 tỷ bảng Anh vào Thứ Tư Đen tối và "phá sập" Ngân hàng Trung ương Anh.
Nhà giao dịch Thành công nào đã Kiếm được Tiền khi Lừa đảo?
Nick Leeson đã gây ra sự phá sản của Ngân hàng Barings và thực hiện các giao dịch trái phép bằng tiền của ngân hàng. Ông ta đã bị kết án tù.