1. FBS broker >
  2. FBS Blog >
  3. Tác động của các hiệp định thương mại đến giao dịch Forex
2023-06-27 • Cập nhật

Tác động của các hiệp định thương mại đến giao dịch Forex

vover.png

Thị trường Forex là một trong những thị trường tài chính có tính thanh khoản cao và được giao dịch tích cực nhất. Có rất nhiều lý do phía sau sự phổ biến của thị trường này, một trong những nguyên nhân không thể phủ nhận đó là biến động tỷ giá hối đoái. Như bạn đã biết, giá trị của tiền tệ có thể dễ dàng chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố khác nhau: sự kiện địa chính trị, bất ổn kinh tế, xu hướng mạng xã hội, v.v.

Tuy nhiên, một tác nhân ít được chú ý chính là tác động của thương mại và các hiệp định thương mại quốc tế đến tỷ giá hối đoái của các loại tiền tệ nói riêng và giao dịch Forex nói chung. Trong bài viết này, bạn sẽ được tìm hiểu bản chất của các hiệp định thương mại toàn cầu, chức năng và cách các hiệp định này tác động đến giá trị của đồng tiền quốc nội.

Thương mại quốc tế: cách thức hoạt động?

Có thể bạn sẽ không cảm thấy bất ngờ hay ngạc nhiên khi nhìn vào những món đồ trong tủ lạnh nhà mình. Nhưng nếu những vị tổ tiên từ thời xa xưa vô tình nhìn thấy những thực phẩm mà bạn đang cất giữ, họ sẽ bị sốc trước những món hàng hóa nước ngoài chưa từng thấy trong đời. Giờ đây, nhờ sự phát triển trong quan hệ thương mại giữa các quốc gia trên thế giới, bạn có thể mua những mặt hàng mà người dân trong nước từ hàng trăm năm trước chưa từng biết đến.

Thương mại quốc tế là hoạt động mua (nhập khẩu) và bán (xuất khẩu) các loại hàng hóa khác nhau, trong đó, người mua và người bán đến từ nhiều quốc gia. Những hàng hóa này có thể thuộc nhóm thực phẩm, vật liệu và thiết bị.

Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa đóng vai trò thiết yếu đối với tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Nếu một quốc gia sở hữu nhiều tài nguyên, việc bán các tài nguyên này sẽ mang lại nguồn thu nhập bổ sung cho ngân sách nhà nước. Đồng thời, hoạt động nhập khẩu có thể bù đắp cho sự thiếu hụt sản phẩm và khuyến khích tăng trưởng kinh tế trong các ngành công nghiệp mới.

Lợi ích của thương mại quốc tế

  • Thương mại quốc tế có thể cung cấp cho người dân những mặt hàng hàng mà trong nước không có sẵn.
  • Mặc dù hàng hóa nhập khẩu có thể bao gồm các sản phẩm đã có mặt ở thị trường trong nước, nhưng hoạt động này sẽ thôi thúc các nhà sản xuất trong nước nâng cao chất lượng sản phẩm và duy trì giá ở mức thấp hợp lý nếu họ muốn cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài.
  • Các doanh nghiệp trong nước có cơ hội mở rộng tệp khách hàng và tăng doanh thu, tác động tích cực đến nền kinh tế.
  • Nếu một công ty hoạt động ở nhiều quốc gia, công ty đó sẽ không bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong trường hợp một trong các quốc gia đó bị suy thoái kinh tế hoặc gặp phải các yếu tố rủi ro khác.
  • Các doanh nghiệp mở rộng sẽ cần nhiều nhân sự hơn, từ đó tạo ra các cơ hội việc làm mới, giúp hạn chế tỷ lệ thất nghiệp tại địa phương.

1995-01.png

Hiệp định thương mại quốc tế là gì?

Hiệp định thương mại toàn cầu là một bản hiệp ước bao gồm các điều khoản và điều kiện cho phép nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa giữa hai hoặc nhiều quốc gia.

Những thỏa thuận này được các tổ chức thương mại quốc tế, bao gồm World Trade Organization (Tổ chức Thương mại Thế giới), International Chamber of Commerce (Phòng Thương mại Quốc tế), Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại (United Nations Conference on Trade) và các tổ chức khác giám sát. Các tổ chức này được xây dựng nhằm đảm bảo tính tuân thủ Luật Thương mại Quốc tế của các hiệp định thương mại.

Các thỏa thuận thương mại toàn cầu khác với hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các doanh nghiệp. Hiệp định thiết lập quan hệ thương mại giữa các quốc gia, đưa ra các quy định về thuế, thuế quan, hạn ngạch, hạn chế thương mại, đảm bảo đầu tư, v.v. Thỏa thuận này tạo ra khuôn khổ quy tắc mua bán hàng hóa mà các bên tham gia hiệp định cần tuân thủ.

Ví dụ về các hiệp định thương mại quốc tế bao gồm Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (giữa Hoa Kỳ, Canada và Mexico), Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan) và thậm chí cả Liên minh Châu Âu với các quy định phức tạp hơn.

Ảnh hưởng của các hiệp định thương mại toàn cầu đến thị trường Forex?

Bây giờ bạn đã hiểu thêm về thương mại quốc tế, đã đến lúc tìm lời giải đáp cho câu hỏi chính: ảnh hưởng của các hiệp định thương mại toàn cầu đến tỷ giá hối đoái?

Khi hai hoặc nhiều quốc gia tham gia một hiệp định thương mại, họ không chỉ thiết lập quan hệ thương mại mà còn làm thay đổi hệ thống kinh tế xã hội. Việc định giá hàng hóa, cơ hội việc làm mới, mức cung và cầu đối với một loại tiền tệ cụ thể, lợi nhuận xuất khẩu và chi phí nhập khẩu ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của một quốc gia cũng như đời sống của người dân, điều này theo tự nhiên sẽ tác động đến sức mạnh của đồng nội tệ.

Hơn nữa, lợi ích của các quốc gia sẽ khác nhau tùy theo vai trò trong quan hệ thương mại toàn cầu.

Các quốc gia quan tâm đến việc xuất khẩu sản phẩm trong nước sẽ cố gắng giữ tỷ giá hối đoái ở mức thấp để nâng cao lợi nhuận của các công ty xuất khẩu.

Mặt khác, các quốc gia định hướng nhập khẩu quan tâm đến việc tăng giá đồng tiền trong nước, nhờ đó, họ có thể mua hàng hóa và dịch vụ với giá thấp hơn.

Vấn đề chính trong các mối quan hệ thương mại này là tìm ra sự cân bằng phù hợp cho các bên tham gia thỏa thuận. Nếu thiếu đi sự cân bằng, chúng ta sẽ phải đối mặt với rủi ro cao về biến động tỷ giá hối đoái quá mức, đây là tín hiệu không tích cực trong giao dịch thương mại. (Bên cạnh đó, không phải tất cả các nhà giao dịch đều có thể tìm thấy cơ hội trong các thị trường biến động cao.)

May mắn thay, hiệp định thương mại quốc tế cho phép các quốc gia tìm kiếm sự cân bằng tối ưu giữa mục tiêu của các bên và giảm rủi ro biến động tỷ giá hối đoái ngoài mức kiểm soát.

1995-03.png

Phân loại và chức năng của các hiệp định thương mại toàn cầu

Có nhiều cách phân loại hiệp định thương mại quốc tế, nhưng chúng tôi sẽ tập trung vào phương pháp phân loại theo số lượng các bên tham gia.

Hiệp định thương mại đơn phương

Chức năng chính của các hiệp định thương mại đơn phương là tạo ưu đãi cho việc nhập khẩu một sản phẩm thương mại vào một quốc gia. Ví dụ cho thỏa thuận này là Hệ thống ưu đãi phổ cập năm 1976 giữa Hoa Kỳ và 119 nước đang phát triển.

Theo quy định, khi một thỏa thuận đơn phương được ký kết, quốc gia được hưởng lợi sẽ tăng xuất khẩu, dẫn đến sự phát triển nhanh hơn và cuối cùng là sự tăng trưởng tỷ giá tiền tệ quốc gia.

Hiệp định thương mại song phương

Các hiệp định này được ký kết giữa hai quốc gia. Các hiệp định thương mại song phương chủ yếu tập trung vào những ưu đãi đặc biệt mà bên nhập khẩu áp dụng với nước xuất khẩu. Các điều kiện này bao gồm giảm thuế, dỡ bỏ thuế quan, mở rộng thị phần, v. v.

Hiệp định thương mại giữa EU và Nhật Bản năm 2019 là một ví dụ điển hình cho hiệp định này. Theo thỏa thuận, Nhật Bản phải dỡ bỏ "thuế quan và các rào cản thương mại khác" và "ngăn chặn các trở ngại đối với thương mại" cũng như "từ chối chủ nghĩa bảo hộ".

Các hiệp định thương mại song phương có tác động tích cực đến đồng tiền của các quốc gia được hưởng lợi.

Hiệp định thương mại đa phương

Loại hiệp định thương mại này hoạt động tương tự như các hiệp định song phương nhưng có liên quan đến một số quốc gia.

Một trong những ví dụ điển hình về các thỏa thuận đa phương là USMCA, một hiệp ước giữa Hoa Kỳ, Mexico và Canada thay thế cho Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ. Tuy nhiên, không giống như các ví dụ được đề cập ở trên, mục tiêu của USMCA là hạn chế sự tham gia của các quốc gia vào thị trường của đối tác.

USMCA là kết quả trong chính sách bảo hộ tích cực của Tổng thống Trump. Việc đàm phán và phê chuẩn thỏa thuận sau đó đã tạo ra "tiếng ồn" kinh tế vĩ mô nghiêm trọng nhất ảnh hưởng đến tiền tệ của các nước tham gia - USD, CAD và MXN.

Tranh cãi về việc thay thế NAFTA diễn ra sôi nổi cả bên trong và bên ngoài hệ thống chính trị Hoa Kỳ. Ví dụ, trong khi Mexico đang thúc đẩy phê chuẩn hiệp ước bằng mọi cách, Canada lại không vội vàng tiến tới thỏa thuận. Sự phối hợp này đi kèm với vụ bê bối liên quan đến việc tăng thuế cho các mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu từ Canada. Hệ quả là Mỹ đưa ra hành động quyết liệt hơn, thậm chí đe dọa Canada về việc tăng thuế nhập khẩu ô tô trong trường hợp hiệp định không được phê chuẩn.

Trong thời gian này, thị trường tiền tệ đã trở nên sôi sục.

Theo đó, USDCAD giảm gần 5% vào năm 2019 (đàm phán thỏa thuận) và giảm 1,7% vào năm 2020.

Như bạn có thể thấy, các hiệp định thương mại quốc tế có thể để lại tác động tiêu cực lâu dài đối với tiền tệ của các nước thành viên.

Kết luận

Các hiệp định thương mại toàn cầu tạo ra nhiều thay đổi trong tình trạng kinh tế của các nước thành viên. Tác động mà chúng để lại đối với thương mại và cán cân thanh toán sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái và vị thế của các nước trên thị trường Forex. Theo dõi tin tức về các hiệp định thương mại quốc tế mới nhất có thể giúp bạn chuẩn bị sẵn sàng cho những thay đổi tỷ giá hối đoái tiềm ẩn và tìm kiếm cơ hội giao dịch sinh lời.

  • 199

Thông báo về việc thu thập dữ liệu trên

FBS duy trì hồ sơ dữ liệu của bạn để chạy trang web này. Khi nhấn nút "Chấp nhận", bạn đồng ý với Chính sách bảo mật của chúng tôi.

Gọi lại cho tôi

Nhân viên chăm sóc khách hàng sẽ liên hệ với bạn

Chỉnh sưa số điện thoại di dộng

Yêu cầu của bạn đã được nhận

Nhân viên chăm sóc khách hàng sẽ liên hệ với bạn

Yêu cầu gọi lại tiếp theo cho số điện thoại này
cần đợi trong

Nếu bạn gặp một vấn đề khẩn cấp xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua
Mục Chat trực tuyến

Lỗi hệ thống. Hãy thử lại sau

Đừng lãng phí thời gian của bạn – theo dõi mức độ ảnh hưởng của NFP đến đồng đô la và lợi nhuận!

Bạn đang sử dụng một phiên bản trình duyệt cũ hơn.

Hãy cập nhật lên phiên bản mới nhất hoặc thử một trình duyệt khác để có trải nghiệm giao dịch an toàn, thoải mái và hiệu quả hơn.

Safari Chrome Firefox Opera