Cách Vận dụng Chỉ số Đô la Mỹ (DXY) trong Giao dịch
Đô la Mỹ là đồng tiền được giao dịch nhiều nhất trên thế giới. Tài sản này được sử dụng như một loại tiền tệ trong phần lớn các giao dịch quốc tế đồng thời là một phần của các cặp tiền tệ phổ biến nhất trên thị trường ngoại hối. Không có gì ngạc nhiên khi đồng đô la Mỹ có chỉ số riêng để đánh giá giá trị của tài sản so với các loại tiền tệ toàn cầu khác.
Trong bài viết này, bạn sẽ được tìm hiểu về khái niệm Chỉ số Đô la Mỹ, cách tính và khai thác chỉ số này trong chiến lược giao dịch của bạn.
Chỉ số đô la Mỹ (DXY) là gì?
Chỉ số Đô la Mỹ (thường được viết tắt là USDX hoặc DXY) là một chỉ số đo lường giá trị của đồng đô la Mỹ so với rổ sáu đồng ngoại tệ. Những loại tiền tệ này bao gồm đồng euro, đồng yên Nhật, đồng bảng Anh, đô la Canada, đồng krona Thụy Điển và đồng franc Thụy Sĩ.
Lý do chỉ số này quan trọng đối với các nhà giao dịch là vì USD được coi là đồng tiền giao dịch toàn cầu và là đồng tiền dự trữ chính của thế giới. Phần lớn các giao dịch trên tất cả các thị trường tài chính đều được thực hiện bằng đồng đô la Mỹ. Việc nắm bắt giá trị hiện tại của đồng bạc xanh so với các loại tiền tệ khác có thể giúp bạn lập kế hoạch giao dịch sinh lời.
Lịch sử của Chỉ số Đô la Mỹ
Chỉ số Đô la Mỹ được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1973 sau khi hệ thống Bretton Woods bị loại bỏ. Hệ thống này đã thiết lập USD làm đồng tiền dự trữ quốc tế, cố định giá trị của các loại tiền tệ khác với đồng đô, và từ đó đồng đô được gắn với giá trị của vàng (một ounce = 35$). Tuy nhiên, hệ thống này đã khiến dự trữ vàng của Mỹ cạn kiệt và USD không thể duy trì giá trị. Do đó, DXY được thành lập như một cách để lưu trữ giá trị tiền tệ.
Lúc đầu, giá trị cơ sở của USD được đặt ở mức 100.000. Tuy nhiên, chỉ số đã dao động trong suốt nhiều thập kỷ, tăng lên mức tối đa (164,720) được ghi nhận vào năm 1985 và đạt mức tối thiểu (70,698) vào năm 2008.
Trong suốt nhiều năm, rổ tiền tệ dùng để đo lường USD chỉ được thay đổi một lần vào năm 1999, khi đồng euro được thêm vào danh sách. Hiện tại, nhiều chuyên gia cho rằng đã đến lúc phải xem xét lại rổ tiền tệ này và đưa vào các loại tiền tệ khác (chẳng hạn như đồng nhân dân tệ của Trung Quốc và đồng peso của Mexico) để phản ánh các quốc gia mà Hoa Kỳ hiện đang tích cực giao dịch.
Cách sử dụng Chỉ số Đô la Mỹ trong giao dịch?
Có nhiều cách để sử dụng DXY trong giao dịch. Dưới đây là một số phương pháp.
1. Chỉ báo xu hướng
DXY có thể cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho các Forex trader giao dịch USD với các loại tiền tệ khác. Một trong những cách bạn có thể sử dụng chỉ số này trong giao dịch Forex là xác định xu hướng USD hiện tại.
Việc nắm bắt xem liệu USD đang có xu hướng tăng hay giảm giá trị có thể giúp bạn lập kế hoạch giao dịch Forex phù hợp. Nếu DXY cho thấy xu hướng tăng về giá trị, thì bạn nên mua USD thay vì các loại tiền tệ khác. Nếu UXY đang trải qua một xu hướng giảm, đã đến lúc bán USD để đổi lấy một loại tiền tệ khác mạnh hơn.
2. Giao dịch các cặp tiền tương quan
Một cách khác để khai thác DXY trong giao dịch đó là sử dụng chỉ số làm nguồn tín hiệu giao dịch bổ sung. Chỉ số Đô la Mỹ có khá nhiều ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ vì nhiều nhà giao dịch sử dụng các mức hỗ trợ và kháng cự cũng như các mô hình giá để lập kế hoạch giao dịch Forex của họ.
Cặp tiền tệ tương quan là các cặp di chuyển cùng hướng với DXY (USDJPY, USDCAD, USDGBP, v.v.). Để giao dịch chúng, bạn cần tìm một mô hình phân tích kỹ thuật đã được xác nhận trên biểu đồ DXY và tìm kiếm một cặp tiền tệ tương quan có cùng chuyển động trên biểu đồ giá. Sau khi xác định, hãy mở một vị thế cho cặp tiền tệ tương quan theo chuyển động của xu hướng DXY.
Ví dụ, vào lúc 12:00 MT, ngày 16/8/2022, Chỉ số Đô la Mỹ đã thoát ra khỏi mô hình cờ tăng.
Đồng thời, USDCHF không hình thành bất kỳ mô hình hợp lệ nào. Tuy nhiên, nếu các nhà giao dịch đã thực hiện giao dịch mua bằng USDCHF cùng lúc với sự phá vỡ mô hình cờ của Chỉ số Đô la Mỹ, thì họ sẽ bắt được một đợt bơm mạnh.
Giao dịch các cặp tiền tương quan nghịch
Không giống như các cặp tương quan, các cặp tiền tệ tương quan nghịch di chuyển theo hướng ngược lại với DXY. Những cặp này bao gồm EURUSD, AUDUSD, NZDUSD và các cặp tiền tệ khác. Để sử dụng DXY, hãy tìm một mô hình phân tích kỹ thuật đã được xác nhận trên biểu đồ, sau đó tìm một mô hình tương tự trên biểu đồ của một trong các cặp tiền tệ. Sau khi xác nhận, bạn nên mở một vị thế cho cặp này theo chiều ngược lại với xu hướng trên biểu đồ DXY.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về phân tích kỹ thuật Chỉ số Đô la Mỹ từ bộ phận Phân tích FBS.
Hợp đồng tương lai Chỉ số Đô la Mỹ là gì?
Hợp đồng tương lai Chỉ số Đô la Mỹ là một dạng của DXY, có thể được giao dịch trên thị trường tài chính. Để giao dịch hợp đồng tương lai DXY, bạn cần mở tài khoản giao dịch tương lai. Sau khi hoàn thành bước này, bạn có thể giao dịch DXY như một tài sản thông thường, mua và bán tài sản để kiếm lợi nhuận từ biến động giá. Bạn cũng có thể sử dụng chỉ số để phòng ngừa thua lỗ khi giao dịch USD trên thị trường ngoại hối.
Với FBS, bạn không thể trực tiếp giao dịch Chỉ số Đô la Mỹ. Tuy nhiên, nếu bạn mở MetaTrader 4 hoặc MetaTrader 5, nhấn chọn xem (view), kích hoạt Theo dõi thị trường (Market Watch), cuộn xuống danh sách tài sản và nhập “USdollarindex” vào trường tìm kiếm, bạn sẽ có thể mở biểu đồ chỉ số. Phân tích chỉ số này có thể giúp bạn dự đoán chuyển động của hầu hết các cặp tiền tệ chính, kim loại và thậm chí cả thị trường chứng khoán Hoa Kỳ.
Các yếu tố tác động đến giá của Chỉ số Đô la Mỹ?
Giá của DXY có thể bị ảnh hưởng bởi những thay đổi về giá của đồng đô la Mỹ và bất kỳ loại tiền tệ nào có trong giỏ tiền tệ DXY. Các sự kiện có thể dẫn đến những thay đổi này bao gồm suy thoái hoặc tăng trưởng kinh tế, lạm phát hoặc giảm phát, xung đột địa chính trị, xuất nhập khẩu, v.v. Giá của Chỉ số Đô la Mỹ cũng tăng khi nhu cầu về USD tăng cao và giảm khi nhu cầu trở nên suy yếu.
Cách tính giá DXY?
Chỉ số Đô la Mỹ được tính bằng cách lấy tỷ giá hối đoái trung bình của USD so với sáu đồng ngoại tệ và bình thường hóa theo hệ số chỉ số, giá trị khoảng 50,1435. Trọng số của mỗi loại tiền tệ khác nhau cũng được đưa vào phép tính:
Euro – 57,6%
Yên Nhật – 13,6%
Bảng Anh – 11,9%
Đô la Canada – 9,1%
Krona Thụy Điển – 4,2%
Đồng franc Thụy Sĩ – 3,6%
Công thức đầy đủ được sử dụng để tính toán DXY như sau:
DXY = 50.14348112 × EURUSD^-0.576 × USDJPY^0.136 × GBPUSD^-0.119 × USDCAD^0.091 × USDSEK^0.042 × USDCHF^0.036
Chiến lược giao dịch theo thuyết "Đồng Dollar cười"
Thuyết "Đồng Dollar cười" (The Dollar Smile) lần đầu tiên được giới thiệu cách đây khoảng 20 năm bởi các nhà kinh tế học Stephen Jen và Morgan Stanley. Họ nhận thấy một mối tương quan kỳ lạ giữa tình trạng của nền kinh tế toàn cầu và sức mạnh của đồng USD. Họ kết luận rằng chu kỳ USD liên tục diễn ra ba giai đoạn:
Giai đoạn 1. Đồng USD mạnh trong khi nền kinh tế toàn cầu rối ren. Điều này xảy ra vì USD được coi là 'nơi trú ẩn an toàn' và trong thời kỳ kinh tế khó khăn, các nhà đầu tư muốn chuyển tiền của họ vào các tài sản an toàn, điều này làm tăng giá trị của USD.
Giai đoạn 2. Đồng USD yếu đi khi nền kinh tế toàn cầu hồi phục sau suy thoái. Trong khi nền kinh tế Hoa Kỳ vẫn đang phục hồi trở lại, các nhà đầu tư quay trở lại, chọn các loại tiền tệ tốt hơn làm phương án đầu tư tiếp theo.
Giai đoạn 3. Khi nền kinh tế Mỹ cũng phục hồi, các nhà đầu tư bắt đầu tận hưởng tốc độ tăng trưởng GDP và kỳ vọng lãi suất cao hơn trong tương lai, điều này giúp USD lấy lại vị thế tài sản hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư.
Hình minh họa này cho thấy các giai đoạn của chu kỳ. Bạn có thể thấy lý do tại sao lý thuyết này được gọi là Thuyết "Đồng Dollar cười" (The Dollar Smile).
Thông qua việc nắm bắt xu hướng này, bạn có thể khai thác các đặc tính của USD để tạo lợi thế cho mình và sử dụng Chỉ số Đô la Mỹ để lập kế hoạch cho các giao dịch dài hạn.
Kết luận
Chỉ số Đô la Mỹ là một chỉ số rất quan trọng cho phép các nhà giao dịch đánh giá những thay đổi về giá trị của USD theo thời gian thực. Chỉ số này có thể giúp bạn dự đoán biến động giá của các cặp tiền tệ chính trên thị trường Ngoại hối và tìm cơ hội tham gia giao dịch.