Tên hiệu của các cặp tiền tệ Forex
Thế giới giao dịch Forex có rất nhiều thuật ngữ phức tạp và các cặp tiền tệ cũng không phải ngoại lệ. Bên cạnh các tên gọi tiêu chuẩn quen thuộc, nhà giao dịch cũng truyền tai nhau những tên hiệu được sử dụng rộng rãi trong ngành suốt nhiều năm qua. Những tên hiệu này ra đời trong nhiều bối cảnh khác nhau, chẳng hạn như theo sự kiện lịch sử, biểu tượng quốc gia hoặc thậm chí là liên quan đến các loài động vật.
Bài viết này sẽ khám phá những câu chuyện đằng sau tên hiệu của một số cặp tiền tệ phổ biến hàng đầu thế giới.
Tên hiệu của một số cặp tiền tệ mà mọi người nên biết
EURUSD |
Euro – Đô la Mỹ |
Fiber |
USDJPY |
Đô la Mỹ – Yên Nhật |
Gopher |
GBPUSD |
Bảng Anh – Đô la Mỹ |
Cable |
USDCHF |
Đô la Mỹ – Franc Thụy Sĩ |
Swissie |
AUDUSD |
Đô la Úc – Đô la Mỹ |
Aussie |
USDCAD |
Đô la Mỹ – Đô la Canada |
Loonie |
NZDUSD |
Đô la New Zealand – Đô la Mỹ |
Kiwi |
EURGBP |
Euro – Bảng Anh |
Chunnel |
GBPJPY |
Bảng Anh – Yên Nhật |
Guppy |
EURJPY |
Euro – Yên Nhật |
Euppy |
USDRUB |
Đô la Mỹ – Rúp Nga |
Barnie |
EURRUB |
Euro – Rúp Nga |
Betty |
EURUSD – Fiber
EURUSD là cặp tiền tệ được giao dịch nhiều nhất trên thế giới. Cặp tài sản này đại diện cho khu vực đồng Euro và Hoa Kỳ. Có hai câu chuyện đằng sau biệt danh "Fiber". Một số ý kiến cho rằng tên này được đặt theo nguyên liệu sợi bông nguyên chất được sử dụng để tăng độ bền cho các tờ tiền Euro. Một số khác cho rằng cái tên "Fiber" đến từ việc sử dụng rộng rãi sợi cáp quang trong việc truyền thông tin về tỷ giá hối đoái của đồng Euro và đô la Mỹ.
Thực tế thú vị:
Đồng đô la Mỹ còn gọi là "đồng bạc xanh" do màu xanh khác biệt của các tờ tiền giấy được ban hành vào năm 1861.
USDJPY – Gopher
Tên hiệu "Gopher" ám chỉ các đội thể thao của trường Đại học Minnesota, được biết với tên gọi "Golden Gophers". USDJPY được đặt theo tên gọi này bởi mối tương quan cao giữa tỷ giá hối đoái của cặp tiền tệ và hiệu suất của nền kinh tế Minnesota.
GBPUSD – Cable
Tên hiệu của cặp tiền tệ này ra đời vào thế kỷ 19 khi tỷ giá hối đoái được truyền qua sợi cáp quang chạy dưới Đại Tây Dương. Cáp xuyên Đại Tây Dương đầu tiên được đặt vào năm 1858, đảm bảo liên lạc theo thời gian thực giữa London và New York. Đường cáp này cho phép truyền tỷ giá hối đoái tức thì, nhờ đó, các nhà giao dịch có thể phản ứng nhanh chóng với những thay đổi trên thị trường. Thuật ngữ "Cable" đã được đưa vào sử dụng cho đến nay.
USDCHF – Swissie
"Swissie" là tên hiệu của đồng Franc Thụy Sĩ, đơn vị tiền tệ chính thức của Thụy Sĩ. Thuật ngữ này được đưa vào sử dụng lần đầu tiên cho đồng Franc Thụy Sĩ vào thế kỷ 19. Sau đó, tên hiệu này được chuyển sang áp dụng cho cặp USDCHF.
Thực tế thú vị:
Đồng đô la Mỹ còn được biết đến với tên gọi "buck". Tên hiệu này xuất hiện từ thời người Mỹ da đỏ sử dụng da hươu để giao thương. Con hươu đực trong tiếng Anh là "buck".
AUDUSD – Aussie
"Aussie" là tên rút gọn của "Australian" (Dân Úc châu). Thuật ngữ này trở nên phổ biến vào những năm 1960 và 1970 khi người Úc bắt đầu đi du lịch nhiều hơn, đồng thời văn hóa và lối sống của quốc gia này được biết đến rộng rãi hơn trên khắp thế giới. Ngày nay, các nhà giao dịch gọi cặp AUDUSD là "Aussie".
USDCAD – Loonie
Ban đầu, từ "loonie" được sử dụng cho đồng đô la Canada, đơn vị tiền tệ chính thức của Canada. Tên hiệu này xuất phát từ hình ảnh con chim loonie (loài chim lặn) trên đồng xu một đô la Canada. Đồng xu này được phát hành lần đầu tiên vào năm 1987 để thay thế cho tờ tiền một đô la Canada. Thiết kế đặc biệt của đồng xu nhanh chóng trở nên phổ biến với người Canada và giờ đây, "loonie" cũng trở thành biệt danh của cặp USDCAD.
NZDUSD – Kiwi
Tên hiệu của NZDUSD ám chỉ loài chim quốc gia của New Zealand – chim kiwi. Loài chim này là biểu tượng của các loài động vật hoang dã độc đáo ở New Zealand. Đó là lý do hình ảnh loài chim này được khắc trên đồng xu một đô la của quốc gia. Chim kiwi có hình dáng nhỏ, màu nâu, có lông và không thể bay – trông giống như trái kiwi.
EURGBP – Chunnel
Anh và Pháp được nối bởi eo biển Manche. Để tạo kết nối giữa đảo và lục địa, người dân đã xây dựng một đường hầm dưới nước làm hành lang kết nối. Do đó, cặp EURGBP được đặt theo tên ghép của đường hầm Channel Tunnel.
EURJPY – Euppy
Tên hiệu "Euppy" được sáng tạo bằng cách ghép các chữ cái đầu tiên của EUR và chữ cái cuối cùng của JPY. Tên hiệu này phát âm là "yuppy", một thuật ngữ được dùng phổ biến vào những năm 1980 để mô tả các chuyên gia trẻ tuổi, thành đạt và giàu có.
GBPJPY – Guppy
Tương tự như cặp Euppy, tên hiệu của GBPJPY được tạo ra bằng cách ghép chữ cái đầu tiên của GBP và các chữ cái cuối cùng của JPY. Tên hiệu này giống với từ "guppy", một loài cá nước ngọt có màu sắc rực rỡ.
Thực tế thú vị:
GBP, hay đồng bảng Anh (Sterling) là đơn vị tiền tệ chính thức của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Đây là loại tiền tệ lâu đời nhất vẫn còn được sử dụng cho đến nay. "Sterling" có nguồn gốc từ tiếng Pháp cổ của người Norman là "esterlin", nghĩa là 'ngôi sao nhỏ'. Ban đầu, từ này dùng để đặt cho đồng xu bạc được Vua Henry II giới thiệu tại Anh vào thế kỷ thứ 12.
USDRUB – Barnie, EURRUB – Betty
Đồng Rúp Nga (ruble) đã thay thế đồng Rúp của Liên Xô vào năm 1992. Điều thú vị, "Rubles" cũng là họ của Barnie và Betty, những người hàng xóm của Flintstones. Đây là bộ phim hoạt hình vô cùng nổi tiếng vào những năm 90, thời Liên Xô sụp đổ và Nga trở thành một quốc gia riêng biệt.
Kết luận
Mặc dù việc hiểu rõ các tên hiệu này có thể thú vị và nâng cao tính cộng đồng giữa các nhà giao dịch, nhưng điều quan trọng là phải ưu tiên việc giao tiếp rõ ràng và chính xác để tránh nhầm lẫn và sai sót. Các nhà giao dịch nên cập nhật thông tin và thận trọng khi giao dịch các cặp tiền tệ này, bất kể tên hiệu của tài sản.
Nhìn chung, việc nắm bắt nguồn gốc lịch sử và văn hóa của các cặp tiền tệ có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về đặc điểm và hành vi của chúng trên thị trường. Để tìm hiểu thêm các thuật ngữ giao dịch, hãy đọc bài viết "Thuật ngữ giao dịch: Top 20+ từ lóng được nhà giao dịch sử dụng".