Tội phạm tài chính: 3 mẹo phòng chống hữu ích
Tội phạm tài chính đã trở thành mối quan tâm lớn trên toàn cầu. Mọi doanh nghiệp đều muốn tự bảo vệ mình và giảm khả năng trở thành nạn nhân của tội phạm tài chính. Đây là kịch bản mà mọi chủ doanh nghiệp đều lo lắng. Tuy nhiên, có các biện pháp giúp tăng khả năng phát hiện gian lận tài chính và giảm khả năng thiệt hại các khoản đầu tư của bạn.
Tội phạm tài chính là gì?
Trong lĩnh vực giao dịch, chúng ta có thể bắt gặp các hành vi làm giàu bất chính của các cá nhân tham gia. Chẳng hạn như hành vi sử dụng thông tin nội bộ để trục lợi hoặc chiếm đoạt tài sản của người khác với mục đích thu lợi. Bên cạnh đó, một người có thể thực hiện các hành vi gian lận để trục lợi cho người khác.
Ngoài ra, còn có những hình thức gian lận tài chính nhằm bảo vệ lợi ích đã đạt được hoặc để giúp cho việc đạt được các lợi ích trở nên dễ dàng hơn. Những vi phạm này không bao gồm việc trục lợi thiếu trung thực. Một ví dụ về loại hành vi này là khi ai đó cố gắng che đậy trước pháp luật số tiền thu được từ một hành vi phạm tội khác thông qua việc rửa tiền.
Phân loại tội phạm tài chính
Các hành vi phạm tội sau đây thường được coi là tham ô tài chính:
- Gian lận.
- Tội phạm mạng.
- Hối lộ và tham nhũng.
- Tài trợ khủng bố.
- Lạm dụng thị trường.
- Giao dịch nội gián.
Đối tượng tham gia gian lận tài chính?
Về bản chất, có 07 loại đối tượng tham gia vào các hình thức lừa đảo tài chính:
- Các tổ chức khủng bố và tội phạm có tổ chức đang hoạt động tích cực với nhiều phi vụ lừa đảo quy mô lớn để tài trợ cho các hoạt động của chúng.
- Các công chức tham nhũng có thể lạm dụng vị trí và quyền hạn của mình để biển thủ các nguồn tài chính (vốn thường khan hiếm) của quốc gia.
- Giám đốc điều hành cấp cao hoặc người đứng đầu công ty làm sai lệch hoặc báo cáo sai dữ liệu tài chính nhằm che giấu tình hình tài chính thực sự của công ty.
- Nhân viên thuộc mọi cấp bậc ăn cắp tiền và các tài sản khác từ công ty.
- Gian lận đầu tư có thể được thực hiện bên ngoài công ty bởi khách hàng, nhà cung cấp, nhà thầu hoặc bên thứ ba không liên quan đến doanh nghiệp.
- Nhân viên thường xuyên thông đồng với những kẻ lừa đảo bên ngoài để có thể tham ô nhiều hơn và nhanh hơn.
- Một nhóm người khác thực hiện hành vi gian lận tài chính là những tội phạm cá nhân đã thực hiện trót lọt, những kẻ lừa đảo hàng loạt hoặc những kẻ cơ hội đang giữ tiền của chúng.
Lý do xuất hiện tội phạm tài chính
Tội phạm tài chính phần lớn xảy ra do các kẽ hở trong việc kiểm soát. Các chuyên gia trong lĩnh vực gian lận tài chính từ lâu đã tranh luận về việc thiết lập một hồ sơ tội phạm xác đáng nhằm giúp các doanh nghiệp bắt giữ tội phạm hoặc thậm chí xác định hình vi vi phạm trước khi đối tượng kịp thời ra tay.
Tội phạm tài chính có thể có nguyên do từ nhiều yếu tố. Điều quan trọng là phải xem xét kịch bản từ quan điểm của tội phạm bất cứ khi nào tội phạm tài chính xảy ra. Một số yếu tố cần đánh giá bao gồm:
- Yếu tố đầu tiên là lý do đối tượng thực hiện hành vi vi phạm và hoàn cảnh mà đối tượng sử dụng để biện minh cho hành động của mình.
- Yếu tố thứ hai là khả năng xảy ra tội phạm tài chính.
- Yếu tố thứ ba là kỹ năng tổ chức và kỹ thuật của kẻ phạm tội.
- Yếu tố thứ tư là rủi ro dự đoán về hoạt động tội phạm tài chính sau khi kẻ xấu đã thực hiện hành vi.
- Cuối cùng, yếu tố thứ năm là hậu quả của việc phát hiện gian lận, chẳng hạn như tiền phạt và các biện pháp trừng phạt khác.
3 mẹo giúp phòng chống tội phạm tài chính
Có thể thực hiện ngăn ngừa gian lận tài chính theo nhiều cách, ví dụ:
Quản trị rủi ro đúng cách
Việc đánh giá rủi ro kỹ lưỡng giúp thiết lập các chính sách tối ưu. Tất cả các tổ chức đều có nguồn lực hạn chế, nhưng tập trung vào những rủi ro chính mà công ty của bạn phải đối mặt là cách khai thác hiệu quả các nguồn lực đó. Các chính sách dễ sử dụng, hữu ích và hiệu quả hơn được xây dựng từ việc đánh giá rủi ro và áp dụng một cách toàn diện, trong đó có tính đến các rủi ro tội phạm tài chính, bao gồm đầy đủ các lĩnh vực và phòng ban của công ty.
Theo dõi các sửa đổi luật pháp và tuân thủ chính sách
Sau khi xây dựng được một bộ chính sách, điều quan trọng là phải liên tục đánh giá tính hiệu quả. Luật pháp và kinh doanh không phải là những thứ duy nhất thay đổi. Các chính sách của bạn cần được đánh giá và sửa đổi khi bạn tham gia vào một lĩnh vực mới của nền kinh tế hoặc khu vực. Cần phải có một cơ chế giám sát việc tuân thủ để đảm bảo rằng các chính sách của bạn được người lao động và các tổ chức liên quan tuân thủ quy định. Một bộ chính sách hoàn hảo nhưng chỉ treo trên giá kệ không phải là bộ chính sách hiệu quả.
Học hỏi từ những sai lầm của chính bạn và người khác
Số người phải đối mặt với truy tố hình sự hoặc tố tụng pháp luật do vi phạm các quy định phòng chống tội phạm tài chính ngày càng gia tăng. Những phi vụ được công khai này sẽ là lời nhắc nhở cho các công ty về việc đánh giá rủi ro tương tự trong tổ chức và tiến hành củng cố các quy tắc của mình, bao gồm nhưng không giới hạn ở những công ty cùng ngành với các tổ chức vi phạm.
Kết luận
Tội phạm tài chính là một vấn đề nghiêm trọng có thể gây ra nhiều tác động bất lợi cho cá nhân và tổ chức. Việc theo dõi những loại tội phạm này có thể là một thách thức, nhưng nhờ công nghệ hiện đại, bạn có thể tự mình giải quyết vấn đề và ngăn chặn sự bùng phát ảnh hưởng nặng nề đến doanh nghiệp của bạn. Cách tốt nhất là tự trang bị cho mình những kiến thức về việc phòng chống tội phạm tài chính vì ngay cả khi bạn nghĩ rằng "Không, điều đó sẽ không xảy ra với tôi," thực tế có thể khác biệt.
FAQ
3 yếu tố cấu thành tội phạm tài chính?
Tội phạm tài chính thường xảy ra do ba yếu tố:
- Động cơ thúc đẩy. Lòng tham chính là động cơ dẫn đến hành vi phạm tội hoặc cá nhân gây ra tội phạm tài chính.
- Thời cơ. Gian lận tài chính là kết quả của việc các đối tượng vi phạm lợi dụng hệ thống kiểm soát nội bộ lỏng lẻo và các biện pháp an ninh không đầy đủ.
- Hợp lý hóa. Nhiều người tuân thủ luật pháp và các quy định của quốc gia vì họ coi đây là trách nghiệm của họ.
Vì sao chúng ta cần phòng chống tội phạm tài chính?
Ngăn chặn gian lận tài chính là hoạt động vô cùng quan trọng do hình thức tội phạm này gây nguy hiểm cho mọi loại hình kinh doanh, từ tổ chức tài chính đến nhà cung cấp năng lượng bán buôn, từ công ty sản xuất đến nhà bán lẻ, từ công ty xây dựng đến đại lý bất động sản, từ tập đoàn truyền thông và viễn thông đến tổ chức từ thiện.
Hình thức rửa tiền bằng tiền crypto?
Kẻ lừa đảo hoặc rửa tiền Bitcoin tinh vi có thể khai thác cả dịch vụ trao đổi và trộn Bitcoin. Khách hàng thường được cung cấp một địa chỉ Bitcoin mới tạo bằng máy trộn Bitcoin để tiến hành nạp tiền. Sau khi trừ phí trộn, dịch vụ trộn Bitcoin sẽ phân phối thêm Bitcoin từ nguồn dự trữ tới các địa chỉ Bitcoin do người dùng cung cấp. Để tạo vẻ chân thực, tần suất và tổng các khoản thanh toán/phí được sắp xếp ngẫu nhiên. Các dịch vụ trộn Bitcoin được sử dụng để che giấu nguồn thu lợi bất hợp pháp, che giấu hành vi phạm tội, tiến hành rút tiền bí mật và an toàn thông qua trao đổi Bitcoin.