Kiến thức Chung là một Cái bẫy Giao dịch
Không ngạc nhiên khi nhận định rằng giao dịch có hai mặt, vừa rủi ro nhưng cũng mang lại tiềm năng lợi nhuận. Nhiều nhà giao dịch nghiệp dư lao vào thị trường này mà không có kế hoạch hoặc chiến lược phù hợp, điều này khiến họ tốn rất nhiều tiền. Nhưng một sai lầm thậm chí còn nghiêm trọng hơn mà họ có thể mắc phải đó là tin tưởng một cách mù quáng vào kiến thức chung và nghĩ rằng nhiêu đó là đủ để đảm bảo các giao dịch sinh lời.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ thảo luận về kiến thức chung trong giao dịch, những bất lợi từ kiến thức này cũng như những cái bẫy mà các nhà giao dịch thường mắc cùng các mẹo phòng tránh.
Những Điểm Chính
- Kiến thức chung bao gồm những thông tin cơ bản mà các nhà giao dịch nghiệp dư thu thập được từ những tài nguyên đào tạo, như chiến lược, mô hình, công cụ, phần mềm hiện có, v.v.
- Kiến thức chung có thể trở thành một cái bẫy nếu các nhà giao dịch tin tưởng hoàn toàn vào nó mà không phân tích các điều kiện thị trường và thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro.
- Các bẫy phổ biến nhất trong giao dịch bao gồm phân tích quá mức các điều kiện thị trường, giao dịch không có kế hoạch định sẵn, giao dịch quá mức, đặt toàn bộ tiền vào một giao dịch và quản lý rủi ro kém.
- Các nhà giao dịch có thể tránh những cái bẫy này bằng cách chú ý nhiều hơn đến những điều kiện thị trường hiện tại, xây dựng kế hoạch quản lý rủi ro chi tiết, không chỉ dựa vào dự đoán và linh hoạt trong chiến lược giao dịch cá nhân.
Kiến thức Chung là gì?
Nói một cách đơn giản, tất cả thông tin mà các nhà giao dịch mới tìm hiểu trước khi bắt đầu giao dịch được coi là kiến thức chung. Điều này bao gồm các chiến lược, mô hình, chỉ báo khác nhau cũng như các mẹo và thủ thuật bạn có thể lựa chọn từ các khóa học và hướng dẫn khác nhau dành cho người mới.
Không thể phủ nhận rằng những thông tin này rất quan trọng. Nhưng đôi khi các nhà giao dịch nghiệp dư chấp nhận nó như một thực tế mà không nhận ra rằng giao dịch vốn không bất biến và những mô hình và chiến lược mà họ dựa vào để dự đoán biến động giá trong tương lai không thực sự đảm bảo rằng thị trường sẽ đi theo hướng có lợi cho họ. Nhưng tại sao chúng ta cần tìm hiểu về điều này.
Kiến thức Chung có thể là một Cái bẫy Giao dịch?
Có nhiều lý do khiến kiến thức chung trở thành một cái bẫy giao dịch.
Kiến thức chung chủ yếu dựa vào ý tưởng rằng có thể dự đoán được các chuyển động của thị trường. Nhưng trong thực tế, đây không phải là sự thật. Vấn đề là, nó chủ yếu được sử dụng bởi các nhà giao dịch cá nhân với số tiền giao dịch hạn chế. Vì vậy các quyết định giao dịch của họ không thực sự ảnh hưởng đến sự vận động của thị trường. Nhưng điều ảnh hưởng đến thị trường là quyết định của các tổ chức tài chính lớn với lượng vốn dự phòng khổng lồ. Họ là những người thực sự kiểm soát sự chuyển động của giá tài sản và không có kiến thức chung nào có thể giúp bạn thực sự dự đoán động thái tiếp theo của họ.
Một lý do khác đó là giao dịch về cơ bản là sự đối lập giữa người mua và người bán, những người cố gắng kiếm lợi trên cùng các điều kiện thị trường. Nếu một bên thắng, bên kia sẽ thua. Họ sử dụng các chiến lược và công cụ giống nhau, theo dõi các mô hình giống nhau; tuy nhiên, kiến thức chung này sẽ giúp ích cho một bên và trở thành cái bẫy cho bên còn lại.
Điều này cho thấy rằng thành công của một nhà giao dịch không thể nhờ vào khả năng áp dụng những kiến thức chung vào thực tế. Thay vào đó, nó còn phụ thuộc vào các yếu tố và hành vi khác mà rất nhiều nhà giao dịch bỏ qua khi đưa ra quyết định của mình.
Những Sai lầm và Cái bẫy Thường gặp trong Giao dịch
Phân tích quá mức
Khi những người mới bắt đầu tìm hiểu về giao dịch, họ thường không biết xác định các ưu tiên. Họ theo dõi thông tin về các phần mềm hoặc hệ thống giao dịch khác nhau và cố gắng kết hợp tất cả chúng vào chiến lược giao dịch của mình.
Điều họ không nhận ra đó là các công cụ khác nhau sẽ phù hợp với tùy từng phong cách giao dịch. Việc sử dụng các phần mềm giao dịch cùng một lúc có thể trở nên quá tải và mệt mỏi, khiến nhà giao dịch khó phát triển một chiến lược tốt. Các công cụ khác nhau cũng có thể đưa ra những kết quả trái ngược, khiến người giao dịch càng bối rối hơn và điều này góp phần tạo ra thua lỗ trong tương lai.
Thiếu kế hoạch hoặc kỷ luật
Việc xây dựng một kế hoạch giao dịch có thể giúp người mới bắt đầu theo sát chiến lược và hiểu rõ mục tiêu cũng như khả năng tài chính của họ. Cố chấp hành động và giao dịch khi chưa có bất kỳ sự chuẩn bị nào là cực kỳ thiếu khôn ngoan và có thể dẫn đến thua lỗ lớn khi nhà giao dịch đối mặt với biến động thị trường bất ngờ. Hơn nữa, giao dịch mà không có kế hoạch rõ ràng sẽ khiến các nhà giao dịch dễ bị cảm xúc chi phối và hình thành nên tâm lý cờ bạc.
Giao dịch quá mức
Lý do chính khiến nhiều nhà giao dịch không kiếm được lợi nhuận ổn định từ hoạt động này đó là do họ có xu hướng giao dịch quá mức ngay từ đầu. Giao dịch quá mức là một vấn đề lớn có thể khiến các nhà giao dịch tích lũy nhiều chi phí chênh lệch và phí hoa hồng cũng như đốt tiền của họ nhanh hơn. Thay vì giao dịch quá mức, các nhà giao dịch nên chậm lại và tiếp cận một cách có tính toán hơn trước khi mất tất cả những gì mình có.
Quản lý rủi ro kém
Một số nhà giao dịch không thể chấp nhận việc họ sẽ bị thất bại, vì vậy họ không lập ra cho mình một kế hoạch phù hợp. Nhưng thực tế, thua lỗ chỉ là một phần không thể tránh khỏi trong giao dịch và bỏ qua khả năng này là một ý tưởng tồi tệ. Ít nhất điều các nhà giao dịch có thể làm trong trường hợp việc chuẩn bị một chiến lược quản lý rủi ro có vẻ quá tải cho họ, đó là không mạo hiểm cho một giao dịch mà họ có thể thua.
Thiếu kiểm soát tài chính
Giao dịch bằng tiền thật có thể khiến cả những nhà giao dịch nhạy bén nhất bị mất tập trung. Với vấn đề liên quan đến tiền, bạn rất dễ bị thôi thúc hành động và sử dụng tất cả những gì bạn có. Nhưng giao dịch đòi hỏi một kế hoạch kỹ lưỡng và kỹ năng. Việc không tạo cho mình một giới hạn có thể sẽ dẫn đến thua lỗ lớn.
Mẹo Phòng tránh Cái bẫy Giao dịch
Dưới đây là một số mẹo về cách bạn có thể tránh những lỗi và cái bẫy giao dịch:
- Chuẩn bị cho tình huống xấu nhất. Ngay cả khi bạn tự tin vào chiến lược của mình, hãy đảm bảo rằng bạn đã tạo một kế hoạch rút lui trong trường hợp thị trường đi theo hướng bất lợi cho bạn.
- Đừng chỉ dựa vào dự đoán. Ngay cả những chỉ báo phổ biến nhất cũng không thể hoàn toàn tin cậy, vì vậy hãy theo dõi sát sao biến động giá để hành động nhanh nếu dự đoán của bạn không thành hiện thực.
- Lập kế hoạch giao dịch. Một kế hoạch giao dịch có thể giúp bạn kiểm soát tài chính của mình và tránh bị cảm xúc chi phối cũng như đưa ra các quyết định hấp tấp.
- Cởi mở. Nếu bạn thấy chuyển động của thị trường khác với mong đợi của mình, đừng bướng bỉnh và hãy điều chỉnh chiến lược cho phù hợp để bảo vệ tài chính của bạn.
- Không hoảng loạn. Việc bám sát một chiến lược sẽ tốt hơn là nhảy từ quyết định này sang quyết định khác. Chỉ thay đổi kế hoạch khi bạn hoàn toàn chắc chắn rằng điều đó là cần thiết và giữ sự tập trung.
Tổng kết
Kiến thức chung có thể giúp các nhà giao dịch không chuyên nắm bắt những kiến thức cơ bản về giao dịch, nhưng bạn không nên chỉ dựa vào những kiến thức từ các khóa học dành cho người mới. Đảm bảo chú ý đến cách thị trường chuyển động thay vì bám sát vào dự đoán, xây dựng cho mình một chiến lược quản lý rủi ro tốt và bạn có thể tránh được các lỗi cũng như cái bẫy giao dịch phổ biến nhất.