Hướng Dẫn Cho Người Mới Về Các Mô Hình Giao Dịch Trong Ngày Tối Ưu
Nói một cách đơn giản, các mô hình giao dịch trong ngày phản ánh hình dạng biểu đồ giá. Những hình dạng này cho phép nhà giao dịch xác định hướng di chuyển giá tiềm năng.
Để giúp các nhà giao dịch mới làm quen với tính đa dạng của biểu đồ, trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia nhỏ các mô hình cơ bản cho giao dịch trong ngày và hướng dẫn bạn cách sử dụng chúng trong giao dịch.
Các mô hình giao dịch cho người mới
Các mô hình giao dịch là một công cụ thiết yếu vì biểu đồ có xu hướng tạo ra các tín hiệu thường xuyên để loại bỏ độ nhiễu của hành động giá. Việc nhận biết và nắm bắt các mô hình này có thể giúp bạn xây dựng một bức tranh toàn cảnh rõ nét và đánh dấu các tín hiệu giao dịch nhằm dự đoán chuyển động giá trong tương lai.
Các mô hình khác nhau sẽ được linh hoạt sử dụng cho từng mục đích phù hợp, và điều đầu tiên bạn cần học đó là cách phân biệt chúng.
Khi sử dụng phân tích kỹ thuật để giao dịch, yếu tố quan trọng bạn cần chú ý cũng chính là một trong những công cụ được nghiên cứu nhiều nhất — các mô hình biểu đồ. Một số mô hình thường xuyên được sử dụng trong giao dịch, bao gồm:
- Mô hình đỉnh đôi (Double top);
- Mô hình đáy đôi (Double bottom);
- Mô hình vai-đầu-vai (Head and shoulders);
- Mô hình vai- đầu-vai ngược (Inverse head and shoulders);
- Mô hình tam giác (giảm dần, tăng dần hoặc đối xứng);
- Mô hình kênh (đi ngang, giảm dần hoặc tăng dần);
- Mô hình xu hướng tăng hoặc giảm;
- Mô hình nêm (wedge) giảm hoặc tăng tiếp diễn.
Ngoài các mô hình biểu đồ, nhà giao dịch cũng có thể sử dụng các mô hình nến Nhật. Chúng tôi sẽ phân tích chi tiết hơn về những mô hình nền phổ biến nhất cho giao dịch trong ngày ở dưới bài viết này.
Mô hình biểu đồ là gì?
Trong các thiết bị đầu cuối giao dịch, bạn có thể sử dụng những cách khác nhau để phân tích thị trường song hành với phương pháp phân tích kỹ thuật. Hoạt động này bao gồm các kỹ thuật và công cụ bền vững cho phép bạn phân tích diễn biến biểu đồ.
Biểu đồ, thông thường nhất, là một tập hợp các mức giá được xếp chồng lên nhau trong các khoảng thời gian. Thông thường, trục tung của biểu đồ sẽ biểu thị giá và trục hoành sẽ biểu thị thời gian. Giá tài sản được vẽ từ trái sang phải, theo đó, phía bên phải của biểu đồ hiển thị dữ liệu gần đây nhất.
Biểu đồ cho phép bạn nhanh chóng thu thập dữ liệu thị trường, như mối tương quan giữa phe mua và phe bán, xu hướng phổ biến và mức giá theo thời gian, để thực hiện phân tích kỹ thuật dựa trên các thông tin và dự đoán giá tài sản.
Các nhà giao dịch thường triển khai các công cụ khác nhau trên biểu đồ để thúc đẩy quá trình phân tích. Những công cụ này bao gồm hoạt động áp dụng các đường ngang (hỗ trợ và kháng cự) và đường xu hướng. Đường xu hướng là các đường hình thành trên biểu đồ giúp xác định hướng giá. Nếu giá hình thành mức đỉnh và đáy cao hơn, đây là một xu hướng tăng. Ngược lại, nếu giá hình thành mức đỉnh và đáy thấp hơn, đây sẽ là một xu hướng giảm.
Theo đó, mô hình biểu đồ là sự kết hợp của các đường hỗ trợ và kháng cự giúp xác định xem liệu xu hướng có đảo chiều hay tiếp diễn.
Đối với giao dịch trong ngày, các nhà giao dịch sử dụng khung thời gian nhỏ hơn để đánh giá các biến động ngắn hạn của giá.
Vì sao các mô hình biểu đồ lại quan trọng?
Sự kết hợp giữa các yếu tố thống kê, toán học và xã hội học thường cho phép chúng ta dự đoán biến động giá cổ phiếu. Quy tắc cơ bản của hoạt động phân tích này đó là lịch sử có xu hướng tự lặp lại. Khi các mô hình biểu đồ xuất hiện, nhà giao dịch hiểu rằng chuyển động giá rất có thể sẽ lặp lại tương tự như cách giá hình thành trên những biểu đồ trước đó.
Nhà đầu tư thường sử dụng các mô hình trong phân tích đồ họa để đánh giá cổ phiếu của công ty trong giai đoạn hiện tại bên cạnh hoạt động phân tích cơ bản. Nếu hoạt động kinh doanh của công ty có những bước phát triển lớn, vượt trội hơn so với các đối thủ cạnh tranh và triển vọng thị trường, những mô hình này có thể được sử dụng để lựa chọn điểm vào lệnh. Thuận tiện nhất là phủ các mô hình lên biểu đồ hình nến, bằng cách này, việc theo dõi biến động giá sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Các mô hình giao dịch trong ngày được hình thành dựa trên những bằng chứng thực nghiệm của các nhà giao dịch. Các tài liệu nghiên cứu hầu hết đều phủ nhận tính hiệu quả lâu dài của mô hình biểu đồ do giá trị kỳ vọng của các mô hình này nhỏ hơn 0.5. Tuy nhiên, giao dịch với các mẫu biểu đồ kết hợp với sự hiểu biết sâu sắc về biến động giá có thể mang lại lợi nhuận.
Các loại mô hình biểu đồ
Có rất nhiều mô hình giao dịch biểu đồ khác nhau và đôi khi cũng có những cái tên lạ mắt, như mô hình zigzag. Hai mô hình tiếp diễn được các nhà giao dịch sử dụng nhiều nhất trong ngày đó là mô hình cờ (flag ) và cờ đuôi nheo (pennant). Mô hình cờ đuôi nheo tương tự như tam giác cân; mô hình cờ tương tự như mô hình chữ nhật. Đây là những xu hướng chung mạnh mẽ. Một khi nhà giao dịch có đủ kiến thức về các mô hình này, họ sẽ sớm đạt được những kết quả tích cực hơn.
Mô hình cờ đuôi nheo
Mô hình này thường được so sánh với mô hình tam giác. Đường viền trên của cờ đi xuống và đường viền dưới đi lên. Phạm vi giá giảm dần theo mỗi lần thay đổi hướng, vẽ ra một hành lang thu hẹp. Mô hình này thường được tìm thấy sau các chuyển động xung lực mạnh mẽ của tài sản theo đường xu hướng chính.
Tín hiệu tham gia giao dịch xuất hiện sau khi phá vỡ ranh giới cờ đuôi nheo theo chuyển động của xu hướng chính. Trong trường hợp xu hướng giảm, bức tranh sẽ bị đảo lại.
Mô hình cờ
Đây là một mô hình tiếp diễn, ngược xu hướng chính. Mô hình này thường xuất hiện sau một động thái mạnh mẽ trên biểu đồ và cho thấy phe bán đã nhầm lẫn một sự điều chỉnh nhỏ với tín hiệu đảo chiều và một số người bán đang mở vị thế. Đến một thời điểm, bên mua quay trở lại cuộc chiến, ranh giới kênh bị phá vỡ và xu hướng tiếp tục di chuyển theo hướng cũ. Để tham gia giao dịch, chúng ta sẽ tận dụng sự phá vỡ các đường biên của cờ theo chuyển động của xu hướng chính.
Các mô hình nến
Hình nến Nhật là phương pháp phân tích kỹ thuật lâu đời nhất được thế giới biết đến. Biểu đồ hình nến là một trong những biểu đồ phổ biến nhất, cho phép nhà giao dịch phân tích thông tin giá một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Theo thời gian, các thanh nến riêng lẻ sẽ hình thành những mô hình mà nhà giao dịch có thể sử dụng để phát hiện các mức hỗ trợ và kháng cự chính. Có rất nhiều mô hình hình nến báo hiệu cơ hội trên thị trường. Một số chỉ ra sự cân bằng giữa áp lực mua và bán, trong khi số khác xác định các mô hình tiếp diễn hoặc tính do dự của thị trường.
Dãy các thanh nến trên biểu đồ giúp nhà giao dịch xác định chính xác hơn bản chất của chuyển động giá trên thị trường và nhờ đó, có thể dễ dàng đưa ra quyết định.
Để hiểu rõ hơn về những nhận định này, chúng ta hãy xem xét một số mô hình nến cơ bản, rất hữu ích cho giao dịch trong ngày.
Nến sao băng
Mô hình sao băng (shooting star) xuất hiện trong một thị trường đang tăng và báo trước sự xuất hiện sắp tới của một xu hướng giảm. Về ngoại quan, sao băng là một cây nến ngắn, không có bóng dưới và bóng trên rất dài. Màu sắc của nến không quan trọng, nhưng nhìn chung, mô hình với nến đen (đỏ) sẽ mạnh hơn.
Nến búa
Ngược lại, mô hình nến búa (hammer) báo hiệu sự thay đổi từ xu hướng giảm sang xu hướng tăng. Nến búa là một thanh nến nhỏ với bóng dưới dài. Bóng trên không có hoặc rất nhỏ. Khi giao dịch trên các khung thời gian nhỏ, nến búa màu trắng (xanh lá) sẽ mạnh hơn so với nến búa màu đen (đỏ). Nhưng trong khung thời gian lớn, màu sắc không quá quan trọng.
Nến chìm tăng và giảm
Các mô hình nhấn chìm tăng và giảm là một trong các mô hình nến tốt nhất cho giao dịch trong ngày. Mô hình nến chìm tăng (Bullish engulfing) được hình thành khi thân nến trắng (xanh lá) nhấn chìm hoàn toàn thanh nến đen (đỏ) trước đó, điều này báo hiệu một động lực mua mạnh.
Tương tự, mô hình nhấn chìm giảm (bearish engulfing) được hình thành khi một nến giảm nhấn chìm nến tăng trước đó, điều này báo hiệu một động lực bán mạnh.
Kết luận
Các mô hình giao dịch trong ngày có thể tạo ra những tín hiệu giao dịch đáng tin cậy, việc xác định chính xác các tín hiệu này sẽ cho phép bạn hiểu được sự phức tạp của thị trường tài chính. Kinh nghiệm của nhiều nhà giao dịch thành công càng khẳng định hơn hiệu quả của các công cụ này.
Bất chấp các giá trị đem lại, biểu đồ chỉ là một trong nhiều công cụ có sẵn cho nhà giao dịch. Việc xem xét các tin tức, sự kiện, nghiên cứu và phân tích thị trường cũng rất quan trọng để đưa ra quyết định giao dịch sáng suốt. Bất kể tình huống nào, bạn cũng không nên đầu tư nhiều hơn số tiền mà bạn có thể để mất.