6 lầm tưởng phổ biến nhất về giao dịch Forex
Ở đây chúng tôi đã tập hợp những điều lầm tưởng phổ biến thú vị nhất về giao dịch Forex. Vài điều trong số đó có thể bạn đã biết ở đâu đó, song chúng tôi đã quyết định đưa ra lời giải thích đơn giản hơn cho những ai bị các thông tin kỹ thuật làm hoảng sợ.
Bạn đã từng tin vào những lầm tưởng đó? Hãy đọc và cho chúng tôi biết suy nghĩ của bạn trong phần bình luận ở dưới.
#1 Bạn có thể đạt được mức sinh lời 100%
Thua lỗ là việc khó tránh khi giao dịch và mỗi trader/hệ thống đều có thể phải đối mặt với điều đó. Rủi thay, không có ai là hoàn hảo, ngay cả các trader dày dạn nhất cũng bị mất tiền. Trên thị trường có đến hàng nghìn người tham gia ẩn danh, từng người trong số đó đều có mục đích riêng của họ mà bạn không thể biết trước được. Trader chỉ có lỗi khi họ không tuân theo kế hoạch của mình, bất kể kết quả giao dịch thế nào (dù thắng hay thua).
Chỉ có khả năng bị thua lỗ mới là thứ tạo ra cơ hội cho những kẻ chiến thắng xuất hiện. Không có rủi ro thì không thể có lợi nhuận. Nếu bạn nắm vững các nguyên tắc cơ bản, xây dựng một chiến lược tốt, giao dịch dựa theo chiến lược đó và quản trị các rủi ro - tài khoản của bạn sẽ phát triển.
#2 Có thể chuyển dời một hệ thống hiệu quả sang một khung thời gian khác mà vẫn có lời
Thị trường có khả năng 'fractal' ở một mức độ nào đó, nhưng các mô hình giá ở khung thời gian dài hơn lại có khác biệt về tính chất so với khi ở khung thời gian ngắn hơn. Điều này có thể xảy ra bởi các yếu tố như kinh tế vĩ mô, sự giao thoa của nhiều đối tượng tham gia, mức bình quân chung lớn hơn, mức độ thanh khoản mà người chơi "hạng nặng" cần đến, tác động tương đối của các thông báo tin tức, các cân nhắc trong phiên giao dịch, v.v... Bạn không thể thay đổi khung thời gian của chiến lược và mong muốn nó vẫn đem lại cùng một kết quả.
#3 Lạm dụng vận may của mình liệu có phải là ý hay?
Đến nay không có bằng chứng khoa học nào cho thấy nếu bạn kiếm được lợi nhuận thì lần tới bạn sẽ có ít cơ hội hơn. Bỏ cuộc chỉ vì bạn đã kiếm được lợi nhuận (để tránh "lạm dụng vận may của mình") là một nỗi sợ hãi hoàn toàn dựa trên mê tín. Mỗi ngày có hàng triệu trader kiếm lời và thua lỗ, và thị trường sẽ không thay đổi hành vi của nó chỉ vì một trader.
Nói một cách đơn giản, khả năng tiền lời của bạn tăng hay giảm là ngang nhau, và bất cứ lúc nào cũng đều như thế. Hành vi thị trường và tỉ lệ xác suất sẽ không thay đổi chỉ bởi vì bạn đã thắng hay thua liên tục.
#4 Tốt hơn nên tập trung vào một hay hai cặp tiền tệ chính
Điều này có lẽ đúng với một số người, nhưng hầu hết các nhà đầu tư có kinh nghiệm đều khuyên nên đa dạng hóa danh mục đầu tư của bạn. Điều này giúp ích cho việc quản lý rủi ro và cũng có ích trong giao dịch.
Ví dụ, khi ghép cặp các đồng tiền có mối tương quan tiêu cực nhất (tức đồng tiền mạnh nhất cùng với đồng tiền yếu nhất) sẽ đem lại khả năng tốt nhất trong việc nắm bắt các chuyển động mạnh và rõ ràng.
Ví dụ nếu cả hai cặp GBP/USD và USD/JPY có xu hướng tăng giá, sau đó GBP>USD>JPY, và do đó cặp GBP/JPY sẽ có xu hướng tăng giá cao hơn nữa.
#5 Thêm nhiều bộ lọc vào biểu đồ sẽ cải thiện giao dịch của bạn
Tất cả các chỉ báo đều bắt nguồn từ giá cả (và trong một số trường hợp là từ khối lượng giao dịch). Điều này có nghĩa khi thêm nhiều công cụ chỉ báo vào cùng một khung thời gian cũng không nhất thiết giúp có được sự xác nhận độc lập hay tạo thêm giá trị. Cuối cùng vẫn sẽ phải thâm nhập giao dịch trên một nến nào đó, và có thể thâm nhập vào một nến trước hoặc sau đó chỉ bằng cách hiệu chuẩn lại các chỉ báo hiện có.
Các chỉ báo phi tuyến tính (nhằm giúp giảm các hiện tượng trễ và đi quá đà mà vẫn không ảnh hưởng đến sự suôn sẻ trong giao dịch) cũng không nhất thiết ưu việt hơn so với các chỉ báo thông thường. Việc cố gắng thâm nhập vào thị trường sớm hơn có thể khiến cho việc thâm nhập đó chỉ nhận được một sự điều chỉnh nhỏ trong xu hướng chứ không phải là sự đảo chiều ở quy mô toàn cục như mong muốn.
#6 Tất cả hướng đi của giá cả đều là ngẫu nhiên
Nhiều trader và nhà phân tích đôi khi lại tranh cãi về lối suy nghĩ này. Đôi khi có vẻ như cho dù bạn có làm điều gì thì cũng không thể tiên đoán được Thị trường. Nhiều người đã rơi vào cái bẫy tư duy này, nhưng chúng ta sẽ vẫn giữ được lý trí và cố gắng phân tích xem nếu điều này là đúng thì nó sẽ có ý nghĩa gì.
Thử tưởng tượng rằng tất cả các loại phương pháp phân tích đều vô ích, tất cả các hệ thống đều có vòng đời dài hạn bằng 0, tất cả lời lỗ đều hoàn toàn ngẫu nhiên và tất cả trader rốt cuộc cũng sẽ thua lỗ. Điều này nghe có vẻ khủng khiếp nhưng đồng thời cũng không thực tế.
Các trader giỏi đều biết điều đó là không đúng, nhưng chúng ta hãy thử tổng hợp một vài bằng chứng của sự phi ngẫu nhiên cho những ai còn ngờ vực:
- Giá cả tăng đột biến sau khi có các thông báo tin tức.
- Việc giá cả ổn định/chốt lời có xu hướng diễn ra khi xuất hiện tin tức đột ngột.
- Các trader có xu hướng đặt lệnh dừng ngay bên ngoài các điểm dao động.
- Mức biến động này thường thu hẹp đáng kể khi thị trường chờ đợi một thông báo tin tức mới…
Tuy nhiên, việc sự phi ngẫu nhiên có tồn tại cũng không mặc nhiên đồng nghĩa là các trader luôn có thể khai thác chúng một cách thuận lợi. Các đột biến giá cả xảy ra vào giây phút tin nóng được công bố chính là một ví dụ.
Câu tuyên bố "Mọi biến động giá cả đều là ngẫu nhiên" là sai. Việc kiếm lời một cách có hệ thống từ các giao dịch là điều đã được chứng minh và khả thi về mặt toán học. Những gì thoạt nhìn có vẻ giống sự ngẫu nhiên có thể chỉ là do thiếu thông tin hoặc kiến thức.