-
Cách mở tài khoản FBS?
Nhấp nút ‘Mở tài khoản' trên trang web của chúng tôi và đi tới Khu vực cá nhân. Trước khi tiến hành giao dịch, vui lòng xác minh hồ sơ. Xác nhận email, số điện thoại và ID của bạn. Thủ tục này giúp đảm bảo sự an toàn trong tài sản và danh tính của bạn. Khi bạn hoàn tất các bước kiểm tra, hãy chuyển đến nền tảng giao dịch ưa thích và bắt đầu giao dịch.
-
Cách bắt đầu giao dịch?
Nếu bạn trên 18 tuổi, bạn có thể tham gia FBS và bắt đầu hành trình FX của mình. Để giao dịch, bạn cần có tài khoản môi giới và kiến thức đầy đủ về biến động tài sản trên thị trường tài chính. Bắt đầu với việc nghiên cứu những điều cơ bản với tài liệu đào tạo miễn phí của chúng tôi và tạo tài khoản FBS. Bạn có thể kiểm tra thị trường thông qua tiền ảo với tài khoản Demo. Một khi bạn đã sẵn sàng, hãy tham gia vào thị trường thực tế và giao dịch kiếm lời.
-
Cách rút số tiền bạn kiếm được với FBS?
Thủ tục vô cùng đơn giản. Truy cập mục Rút tiền trên trang web hoặc mục Tài chính trong Khu vực cá nhân FBS và truy cập tính năng Rút tiền. Bạn có thể nhận được số tiền kiếm được thông qua cùng một hệ thống thanh toán mà bạn đã sử dụng để ký quỹ. Trong trường hợp bạn đã nạp tiền cho tài khoản thông qua các phương thức khác nhau, hãy rút tiền lãi của bạn thông qua các phương thức thanh toán này theo tỷ lệ ký quỹ.
Chỉ Báo RSI - Chỉ Số Sức Mạnh Tương Đối
Chỉ số sức mạnh giá tương đối (Relative Strength Index) hay còn gọi là RSI, là một trong những chỉ số kỹ thuật phổ biến nhất trong giới giao dịch. Được phát triển bởi J. Welles Wilder vào năm 1978, chỉ báo RSI được sử dụng để đo tốc độ cũng như biến động giá. Chỉ báo cũng giúp xác định các mức vượt mua/vượt bán của thị trường nhằm mua thấp và bán cao.
Cách thiết lập chỉ báo RSI
Để thêm chỉ số RSI vào biểu đồ, nhấn “Insert” – “Indicators” – “Oscillators” và bạn sẽ thấy tùy chọn "Relative Strength Index".
Theo mặc định, MetaTrader sẽ thiết lập 14 chu kỳ cho bạn. Bạn có thể thay đổi tham số này nếu muốn. Các nhà giao dịch ngắn hạn thường sử dụng RSI 9 kỳ, trong khi những nhà giao dịch dài hạn lại chọn RSI 25 kỳ. Nhìn chung, khoảng thời gian càng nhỏ thì chỉ báo sẽ càng biến động.
Cách diễn giải Chỉ số Sức Mạnh Tương Đối
Chỉ báo này dao động trong khoảng từ 0 đến 100. Bạn cũng có thể thêm mức 50 làm đường giữa (middle line) của chỉ báo. Nếu RSI nằm trên mức này, đà giá tăng có thể xuất hiện và các nhà giao dịch có thể tìm kiếm cơ hội mua. Khi chỉ số RSI giảm xuống dưới mức 50, đây là dấu hiệu của một xu hướng giảm mới trong thị trường, lúc này, hãy xem xét mở giao dịch bán.
Thị trường quá mua hoặc quá bán
Giống như các bộ dao động khác, chỉ báo RSI nhận diện được vùng vượt mua hoặc vượt bán của khối tài sản giao dịch. Đối với RSI, bạn cần theo dõi hai mức 70 và 30. Nếu RSI tăng trên 70, điều này có nghĩa là thị trường đang bị mua vượt mức và có thể điều chỉnh giảm. Nếu chỉ số RSI chứng khoán giảm xuống dưới 30, lúc này khối tài sản giao dịch đang bị bán quá mức và có thể phục hồi.
Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng phương pháp này không phù hợp cho những xu hướng mạnh do RSI khi đó có thể bị mua hoặc bán vượt mức trong thời gian dài. Nếu bạn có đủ những xác minh cho một xu hướng mạnh đang diễn ra trên thị trường, hãy cân nhắc giao dịch bán khi RSI nằm trong vùng vượt mua của một xu hướng giảm và mua khi RSI nằm trong vùng vượt bán của một xu hướng tăng.
Nói chung, việc để lại vùng vượt mua hoặc vượt bán và chỉ theo dõi các tín hiệu chuyển động của xu hướng sẽ làm tăng độ chính xác của chỉ báo RSI. Ví dụ: nếu RSI vượt quá 30, bạn có thể mua trong xu hướng tăng.
Sự đảo chiều thị trường
Ngoài ra, sự phân kỳ giữa RSI và giá có thể là một tín hiệu đảo chiều của thị trường. Khi mức cao mới của giá không được xác mình bởi mức cao của chỉ báo, nó sẽ tạo ra một tín hiệu tích cực cho một phân kỳ giá giảm (bearish divergence). Ngược lại, phân kỳ giá tăng (bull divergence) được hình hành khi giá giảm thấp hơn mức cũ nhưng mức tối thiểu của RSI lại cao hơn chỉ số trước.
Chỉ số RSI thường được sử dụng kết hợp với bộ dao động MACD (Moving Average Convergence/Divergence). Nếu chỉ số RSI đo lường sự thay đổi giá liên quan đến mức giá cao và giá thấp hiện tại, thì MACD lại đo lường mối quan hệ giữa hai đường EMA. Sự kết hợp giữa RSI và MACD tạo thành một nhóm chỉ báo mạnh trong giao dịch.
Kết luận.
Một nhà giao dịch thông minh nên hiểu và biết cách vận dụng chỉ số RSI. Bạn cần chắc chắn những phân tích của mình không chỉ được xây dựng trên cơ sở của RSI mà còn dựa trên những nghiên cứu biến động giá cũng như các chỉ báo kỹ thuật khác. Hãy nhớ rằng những tín hiệu của Relative Strength Index là đáng tin cậy trong một xu hướng dài hạn.
2023-05-25 • Cập nhật
Các bài viết khác ở mục này
- McClellan Oscillator
- Chiến lược Giao dịch Chỉ báo Aroon
- Sức mạnh tiền tệ
- Khung thời gian giao dịch tốt nhất
- Biểu đồ Renko
- Các loại biểu đồ
- Cách Sử dụng Biểu đồ Heikin-Ashi?
- Nới lỏng Định lượng (QE)
- Điểm Xoay (Pivot Point)
- Chỉ báo ZigZag là gì?
- Đường trung bình động: cách đơn giản để tìm xu hướng
- Biên Độ Phần Trăm Của Williams (%R)
- Chỉ báo Relative Vigor Index (RVI) là gì?
- Chỉ báo Momentum
- Chỉ số Force
- Chỉ báo Envelopes là gì?
- Sức Mua và Sức Bán
- Biên Độ Thực Tế Trung Bình (ATR)
- Làm thế nào giao dịch theo các quyết định của ngân hàng trung ương?
- CCI (Chỉ báo kênh hàng hóa)
- Độ Lệch Chuẩn
- Chỉ báo Parabolic SAR
- Giao dịch với Stochastic Oscillator
- MACD (Đường Trung Bình Động Hội Tụ/Phân Kỳ)
- Chỉ báo dao động Oscillator
- Chỉ báo ADX: Cách phân tích xu hướng Forex hiệu quả với chỉ báo
- Dải Bollinger
- Các chỉ số xu hướng - trend indicator
- Giới thiệu các chỉ báo kỹ thuật
- Mức Hỗ trợ và Kháng cự
- Xu hướng
- Phân tích kỹ thuật
- Ngân hàng trung ương: chính sách và các tác động
- Các yếu tố cơ bản
- Phân tích Cơ bản trong Giao dịch Ngoại hối và Chứng khoán
- Các phân tích cơ bản và kỹ thuật