-
Cách mở tài khoản FBS?
Nhấp nút ‘Mở tài khoản' trên trang web của chúng tôi và đi tới Khu vực cá nhân. Trước khi tiến hành giao dịch, vui lòng xác minh hồ sơ. Xác nhận email, số điện thoại và ID của bạn. Thủ tục này giúp đảm bảo sự an toàn trong tài sản và danh tính của bạn. Khi bạn hoàn tất các bước kiểm tra, hãy chuyển đến nền tảng giao dịch ưa thích và bắt đầu giao dịch.
-
Cách bắt đầu giao dịch?
Nếu bạn trên 18 tuổi, bạn có thể tham gia FBS và bắt đầu hành trình FX của mình. Để giao dịch, bạn cần có tài khoản môi giới và kiến thức đầy đủ về biến động tài sản trên thị trường tài chính. Bắt đầu với việc nghiên cứu những điều cơ bản với tài liệu đào tạo miễn phí của chúng tôi và tạo tài khoản FBS. Bạn có thể kiểm tra thị trường thông qua tiền ảo với tài khoản Demo. Một khi bạn đã sẵn sàng, hãy tham gia vào thị trường thực tế và giao dịch kiếm lời.
-
Cách rút số tiền bạn kiếm được với FBS?
Thủ tục vô cùng đơn giản. Truy cập mục Rút tiền trên trang web hoặc mục Tài chính trong Khu vực cá nhân FBS và truy cập tính năng Rút tiền. Bạn có thể nhận được số tiền kiếm được thông qua cùng một hệ thống thanh toán mà bạn đã sử dụng để ký quỹ. Trong trường hợp bạn đã nạp tiền cho tài khoản thông qua các phương thức khác nhau, hãy rút tiền lãi của bạn thông qua các phương thức thanh toán này theo tỷ lệ ký quỹ.
Sóng động và sóng điều chỉnh. Các mức sóng
Ở bài viết đầu tiên về Nguyên Lý Sóng Elliott, chúng ta đã biết rằng trên thị trường có tồn tại sóng. Giờ hãy tiếp tục nào! Lần này chúng ta sẽ tập trung vào một trong các trụ cột chính của Nguyên Lý Sóng Elliott (EWP), cụ thể là sóng động và sóng điều chỉnh.
Sóng động là gì?
Nói đơn giản thì sóng động là một chuyển động giá đi theo hướng của xu thế chính; tức là mỗi sóng động là một bước tiến trong xu thế hồi phục. Sóng động luôn gồm có năm sóng nhỏ hơn dựa trên các quy tắc nhất định.
Thế còn sóng điều chỉnh là gì?
Đúng như tên gọi của nó, sóng điều chỉnh xuất hiện phía sau sóng động, cho nên, trong một xu thế, sóng động và sóng điều chỉnh xuất hiện nối tiếp nhau. Trong một xu thế, sóng động là chuyển động đi tới còn sóng điều chỉnh lại là bước thụt lùi.
Mẫu hình
Tất cả các mẫu hình sóng Elliott đều được phân loại thành sóng động và sóng điều chỉnh.
Sóng động bao gồm:
- Sóng đẩy
- Đường xiên dẫn đầu
- Đường xiên kết thúc
Sóng điều chỉnh bao gồm:
- Sóng zigzag
- Sóng phẳng
- Sóng tam giác
- Sóng Zigzag Kép/Ba Lần
- Sóng Số 3 Kép/Ba Lần
Từng mẫu hình này đều có quy tắc và hướng dẫn riêng mà chúng ta sẽ xem xét ở các bài viết tiếp theo.
Cách thức hoạt động
Hãy xem xét số đếm sóng thực tế dưới đây. Có một xu thế phục hồi tăng giá đáng kinh ngạc ở cặp USD/TRY, và chúng ta có thể xác định được sóng động và sóng điều chỉnh. Như có thể thấy, có 3 sóng động (đỏ) và 2 sóng điều chỉnh (xanh dương) tạo nên một mẫu hình có tên là ‘sóng đẩy'. Tuy thế, còn một điều khác mà ta nên nói đến.
Mức độ sóng
Bạn có thấy các sóng nhỏ hơn bên trong mỗi sóng động hoặc sóng điều chỉnh trong biểu đồ ở trên không? Như ta đã biết ở bài viết trước, sóng Elliott cũng giống như búp bê Matryoshka của Nga, nghĩa là mỗi sóng gồm nhiều sóng nhỏ hơn và đồng thời bản thân nó cũng là một phần của một sóng lớn hơn.
Do đó, ở mọi biểu đồ, bạn có thể có sóng động và sóng điều chỉnh có kích thước khác nhau. Nếu muốn đếm số lượng sóng, bạn nên xác định các sóng này bằng các quy tắc và hướng dẫn nhất định.
Thực tế
Để hiểu rõ hơn về mức độ sóng, hãy xem biểu đồ dưới đây: có một sóng đi lên mà tôi gọi là ((i)). Theo sau sóng này, ta có một sóng điều chỉnh đi xuống là sóng ((ii)). Vậy, ta đã tìm thấy hai sóng.
Tuy vậy, bên trong sóng ((i)) ta có thể thấy một số sóng nhỏ hơn và thấp hơn một độ. Đồng thời, bên trong sóng ((ii)) cũng có các sóng nhỏ hơn. Vì thế, bây giờ ta gọi chúng là sóng 2 độ, nhưng hãy xem xét kĩ hơn.
Ở biểu đồ tiếp theo có thể thấy có nhiều sóng nhỏ hơn, nghĩa là chúng ta có thể chia mỗi sóng thành nhiều sóng nhỏ hơn cho đến khi đạt đến khung thời gian thấp nhất có thể. Đôi khi bạn có thể thấy các con sóng đẹp như trong sách, song lại cũng có thể gặp các con sóng khá xấu, đặc biệt là ở các khung thời gian trong ngày.
"Ngôn ngữ" Sóng Elliott
Bạn có để ý thấy rằng có nhiều cách gọi tên cho mỗi mức độ sóng ở các biểu đồ bên trên không? Đây được gọi là ký hiệu đếm sóng. Chúng ta dùng nó để xác định độ sóng trên biểu đồ và cũng để cải thiện quá trình giao tiếp giữa các nhà phân tích. Nếu không sử dụng ký hiệu sóng thì sẽ rất khó để giải thích số sóng của mình cho người khác.
Ở bảng bên dưới, bạn có thể thấy một chuỗi các con số (đối với sóng động) và các ký tự chữ cái (đối với sóng điều chỉnh).
Đối với sóng Động, ta sử dụng các bộ ba chữ số La Mã và Ả Rập lần lượt và xen kẽ nhau, còn đối với sóng Điều Chỉnh thì được phân biệt bằng các bộ ba chữ in hoa và in thường xen kẽ. Ở cùng một mức sóng, ta dùng chữ số La Mã và ký tự chữ cái thường, hoặc chữ số Ả Rập và chữ cái in hoa.
Có thể tìm thấy sóng ở đâu?
Câu trả lời là ở mọi nơi. Bạn có thể đếm sóng trên mỗi thị trường. Tuy vậy, tốt hơn là nên chọn các thị trường có tính thanh khoản tốt bởi vì bản chất của Nguyên Lý Sóng Elliott. Nếu ta cố gắng đếm sóng ở một thị trường không phổ biến có nhiều khoảng trống và nến xấu, vậy thì rất có thể ta sẽ gặp phải vài vấn đề.
Ngoài ra, người mới bắt đầu tốt hơn nên đếm các thị trường có xu hướng hơn là thị trường ổn định. Vì sao? Vì nếu ta có một hiện tượng ổn định lâu dài như thế (đã phát triển được nhiều năm) thì có thể ta sẽ đếm phải một cấu trúc điều chỉnh khá khó khăn và do đó rất có khả năng sai sót bởi nếu số đếm sóng của bạn càng phức tạp thì rủi ro càng lớn.
2022-04-04 • Cập nhật
Các bài viết khác ở mục này
- Cấu trúc Robot Giao Dịch
- Xây Dựng Robot Giao Dịch Không Cần Lập Trình
- Cách Kích Hoạt Robot Giao Dịch Trong Metatrader 5?
- Giao dịch thuật toán: đó là gì?
- Nguyên tắc hoán đổi
- Mô hình tam giác là gì?
- Mô hình Double Three và Triple Three
- Double Zigzag
- Mô Hình Zig Zag và Flat trong Giao Dịch
- Cắt Đuôi Trong Lý Thuyết Sóng Elliott
- Chỉ báo Mây Ichimoku
- Mô hình đường xiên kết thúc
- Cách giao dịch theo gap
- Mẫu hình đường xiên dẫn đầu (leading diagonal)
- Mô hình sóng Wolfe
- Mẫu hình 1-2-3
- Cá Mập
- Mẫu hình Bướm
- Mẫu hình Con Cua
- Mẫu hình Con Dơi
- Mẫu hình Gartley
- Mẫu hình hài hòa ABCD
- Các mẫu hình hài hòa
- Giới thiệu về Lý thuyết Sóng Elliott
- Phương pháp giao dịch breakout
- Giao dịch ngoại hối tin tức
- Cách đặt lệnh Chốt Lời?
- Quản lý rủi ro
- Làm thế nào để đặt một lệnh Stop Loss?
- Các chỉ số kỹ thuật: giao dịch phân kỳ