-
Cách mở tài khoản FBS?
Nhấp nút ‘Mở tài khoản' trên trang web của chúng tôi và đi tới Khu vực cá nhân. Trước khi tiến hành giao dịch, vui lòng xác minh hồ sơ. Xác nhận email, số điện thoại và ID của bạn. Thủ tục này giúp đảm bảo sự an toàn trong tài sản và danh tính của bạn. Khi bạn hoàn tất các bước kiểm tra, hãy chuyển đến nền tảng giao dịch ưa thích và bắt đầu giao dịch.
-
Cách bắt đầu giao dịch?
Nếu bạn trên 18 tuổi, bạn có thể tham gia FBS và bắt đầu hành trình FX của mình. Để giao dịch, bạn cần có tài khoản môi giới và kiến thức đầy đủ về biến động tài sản trên thị trường tài chính. Bắt đầu với việc nghiên cứu những điều cơ bản với tài liệu đào tạo miễn phí của chúng tôi và tạo tài khoản FBS. Bạn có thể kiểm tra thị trường thông qua tiền ảo với tài khoản Demo. Một khi bạn đã sẵn sàng, hãy tham gia vào thị trường thực tế và giao dịch kiếm lời.
-
Cách rút số tiền bạn kiếm được với FBS?
Thủ tục vô cùng đơn giản. Truy cập mục Rút tiền trên trang web hoặc mục Tài chính trong Khu vực cá nhân FBS và truy cập tính năng Rút tiền. Bạn có thể nhận được số tiền kiếm được thông qua cùng một hệ thống thanh toán mà bạn đã sử dụng để ký quỹ. Trong trường hợp bạn đã nạp tiền cho tài khoản thông qua các phương thức khác nhau, hãy rút tiền lãi của bạn thông qua các phương thức thanh toán này theo tỷ lệ ký quỹ.
Chỉ báo Mây Ichimoku
Ichimoku Kinko Hyo (IKH) hay đơn giản là Ichimoku, là một chỉ báo kỹ thuật rất hữu ích và nhiều thông tin. Tên của nó trong tiếng Nhật nghĩa là "thoáng nhìn vào biểu đồ ở trạng thái cân bằng". Quan trọng là bạn sẽ học được mọi thứ mà bạn cần biết về trạng thái của thị trường chỉ với một lần nhìn vào biểu đồ có chứa chỉ báo này.
Chỉ báo Ichimoku thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng. Nó:
- đánh dấu hướng của xu thế chủ đạo;
- cho thấy động lực và sức mạnh của một xu thế;
- đưa ra các mức hỗ trợ và kháng cự đáng tin cậy;
- cung cấp các tín hiệu giao dịch.
Chỉ báo này ban đầu trông có vẻ đáng sợ, nhưng khi đã hiểu rõ thì bạn sẽ thấy nó khá đơn giản và cực kỳ có giá trị trong phân tích thị trường.
Ở bài hướng dẫn dưới đây, chúng tôi sẽ cho bạn biết về các yếu tố của Ichimoku và các tín hiệu mà chúng tạo ra, cũng như sẽ giải thích cách dùng công cụ kỹ thuật này để phân tích thị trường.
Các yếu tố của Ichimoku
Chỉ số này dựa trên các đường trung bình động với một số sửa đổi. Các đường của nó được đặt theo tên truyền thống của Nhật Bản cũng như những cái tên hiện đại thông dụng.
Hãy quan sát ví dụ về chỉ báo Ichimoku trên biểu đồ. Chúng ta có thể phân biệt được 3 lớp gồm quá khứ, hiện tại và tương lai.
Hiện tại
Hãy bắt đầu với lớp có tên là "hiện tại" (present): đặc điểm của nó là có 2 đường Kijun và Tenkan; trong đó đường Kijun (đường cơ sở) là đường trung bình động có giai đoạn lớn hơn, do đó nó đo được mômen trung hạn và có trọng lượng lớn hơn đường Tenkan. Giá cả cắt ngang đường Tenkan thường xuyên hơn đường Kijun, và nếu giá cả cắt ngang đường Kiju thì nó báo hiệu về thay đổi trên thị trường.
Tương lai
Lớp "tương lai" (future) được thể hiện bởi Đám Mây Ichimoku, hình thành từ 2 đường trung bình động được dịch chuyển về phía trước. Nếu đường trung bình động có giai đoạn lớn hơn (đường Senkou Span B) thấp hơn đường trung bình động có giai đoạn nhỏ hơn (đường Senkou Span A), thì Đám Mây được coi là tăng giá và thường có màu sáng. Còn nếu đường Senkou Span B cao hơn đường Senkou Span A thì Đám Mây được coi là giảm giá và thường có màu sẫm hơn. Đám Mây Tăng Giá nghĩa là người mua chiếm lĩnh thị trường, còn Đám Mây Giảm Giá có nghĩa người bán đang nắm quyền kiểm soát. Bạn có thể thấy Đám Mây đổi màu theo từng thời điểm, qua đó phản ánh sự dịch chuyển sức mạnh từ tăng giá sang giảm giá và ngược lại. Độ rộng của Đám Mây cũng quan trọng: Đám Mây Giảm Giá càng rộng thì người bán càng mạnh. Để hiểu về sự cân bằng sức mạnh hiện tại của thị trường, hãy xem xét một phần của Đám Mây "ở tương lai", tức là nằm bên phải của giá hiện tại. Còn về phần Đám Mây nằm thẳng hàng với giá hiện tại thì nó đóng vai trò là mức hỗ trợ và kháng cự đối với giá cả.
Quá khứ
Ở lớp "quá khứ" (past) chỉ có duy nhất một đường tên là Chinkou Span. Không giống như các đường Ichimoku khác, đường này không phải là đường trung bình động mà đơn giản chỉ là một biểu đồ giá đã được dịch chuyển về phía sau một số giai đoạn nên nó đi chậm hơn thị trường. Các tương tác giữa đường này với bản thân biểu đồ giá sẽ đem lại gợi ý cho các trader.
Vì sao một số yếu tố của chỉ báo này lại được dịch chuyển đi tới và một số thì lại được đặt lùi lại? Thứ nhất, nếu cả 5 đường đều nằm trong cùng một khu vực thì biểu đồ giá sẽ rất khó đọc. Thứ hai, theo cách này, các yếu tố của chỉ báo Ichimoku sẽ tạo ra tín hiệu giao dịch. Nội dung hướng dẫn sau đây sẽ chỉ cho bạn cách để hiểu được các tín hiệu này.
Cách triển khai Ichimoku
Để dùng chỉ báo Ichimoku vào biểu đồ trong Metatrader, nhấp vào "Insert", chọn "Indicators" > "Custom" và chọn "Ichimoku". Ở phần cài đặt, bạn có thể chọn giá trị cho các đường Tenkan, Kijun và Senkou Span B. Bạn cũng có thể điều chỉnh màu các đường của chỉ báo theo sở thích.
Các cài đặt mặc định 9-26-52 là các tham số gốc được nhà phát triển của chỉ báo đề nghị, rất phổ biến với các trader và có thể được dùng trên bất kỳ khung thời gian nào. Đồng thời, bạn cũng có quyền điều chỉnh các cài đặt mặc định. Điều quan trọng là chọn các giá trị tăng dần sao cho giá trị của đường tín hiệu Tenkan-sen là nhỏ nhất và giá trị của đường Senkou Span B là lớn nhất.
Giao dịch với chỉ báo Ichimoku
Vị trí của các đường Ichimoku có thể đem lại cho các trader cái nhìn rõ nét về các xu thế hiện có. Khi thị trường đi ngang, các đường của chỉ báo này sẽ nằm ngang để cho giá cả dao động xung quanh chúng, Đám Mây mỏng và thường xuyên đổi màu.
Nếu giá cao hơn Đám Mây, đường Tenkan, đường Kijun và nếu Đám Mây Tăng Giá ổn định thì đây là xu thế tăng giá. Trường hợp này, đường Chinkou Span sẽ nằm trên giá.
Nếu giá thấp hơn Đám Mây, đường Tenkan và đường Kijun và nếu Đám Mây Giảm Giá ổn định thì đây là xu thế giảm giá. Trường hợp này, đường Chinkou Span sẽ nằm dưới giá.
Các đường Ichimoku tạo ra các tín hiệu giao dịch khi chúng giao cắt và cắt qua giá, qua đó giải thích vì sao ở bảng dưới lại có nhiều tín hiệu khác nhau. Lưu ý rằng khi một xu thế mới bắt đầu thì tín hiệu từ các yếu tố khác nhau của chỉ báo này có xu hướng xuất hiện đồng thời và đều chỉ về một hướng.
Hãy cùng xem một ví dụ về cách thức mà chỉ báo Ichimoku đem lại tín hiệu giao dịch.
1 - Giá đã đi xuống dưới đường Kijun-sen và đây là tín hiệu giảm đầu tiên.
2 - Đường Tenkan-sen rơi xuống đưới đường Kijin-sen.
3 - Đường Chinkou Span cắt biểu đồ giá và đi về phía dưới.
4 - Giá đã phá vỡ ở dưới Đám Mây Ichimoku.
5 - Đám Mây chuyển từ tăng giá sang giảm giá.
Các tín hiệu từ 2 đến 4 đã xuất hiện cùng lúc và báo hiệu một xu thế giảm đang bắt đầu. Các tín hiệu này cho thấy cơ hội để mở giao dịch bán. Các đường của chỉ báo này sau đó đóng vai trò là mức kháng cự cho giá cả.
6 - Đường Chinkou Span phá vỡ theo hướng quay lại trên biểu đồ giá, do đó có thể kiếm lời từ một vị thế bán.
7 - Giá đã vượt lên trên đường Kijun-sen.
8 - Đường Tenkan-sen đã vượt lên trên đường Kijun-sen.
9 - Đám Mây Ichimoku giảm giá dày đặc đóng vai trò là mức kháng cự đối với giá, song cuối cùng thì giá đã phá vỡ được.
10 - Đám Mây chuyển từ giảm giá sang tăng giá. Giá đã vượt lên trên Đám Mây. Có nhiều dấu hiệu chỉ ra một xu thế tăng đang dần xuất hiện, mặc dù nếu xét đến thực tế là đường Chinkou Span đã điều chỉnh theo biểu đồ giá thì cũng có thể xuất hiện một xu thế đi ngang trong một khoảng thời gian.
Tổng kết
Chỉ báo Ichimoku đại diện cho một hệ thống giao dịch hoàn chỉnh. Có thể chỉ cần sử dụng một mình chỉ báo này để giao dịch. Bạn có thể sử dụng nó để xác định xu thế, kiểm tra mức hỗ trợ và kháng cự cũng như nhận tín hiệu thâm nhập giao dịch. Bạn còn có thể tùy chỉnh các cài đặt của chỉ báo này cũng như dùng nó cùng với các công cụ phân tích kỹ thuật khác.
2023-05-08 • Cập nhật
Các bài viết khác ở mục này
- Cấu trúc Robot Giao Dịch
- Xây Dựng Robot Giao Dịch Không Cần Lập Trình
- Cách Kích Hoạt Robot Giao Dịch Trong Metatrader 5?
- Giao dịch thuật toán: đó là gì?
- Nguyên tắc hoán đổi
- Mô hình tam giác là gì?
- Mô hình Double Three và Triple Three
- Double Zigzag
- Mô Hình Zig Zag và Flat trong Giao Dịch
- Cắt Đuôi Trong Lý Thuyết Sóng Elliott
- Mô hình đường xiên kết thúc
- Cách giao dịch theo gap
- Mẫu hình đường xiên dẫn đầu (leading diagonal)
- Mô hình sóng Wolfe
- Mẫu hình 1-2-3
- Cá Mập
- Mẫu hình Bướm
- Mẫu hình Con Cua
- Mẫu hình Con Dơi
- Mẫu hình Gartley
- Mẫu hình hài hòa ABCD
- Các mẫu hình hài hòa
- Sóng động và sóng điều chỉnh. Các mức sóng
- Giới thiệu về Lý thuyết Sóng Elliott
- Phương pháp giao dịch breakout
- Giao dịch ngoại hối tin tức
- Cách đặt lệnh Chốt Lời?
- Quản lý rủi ro
- Làm thế nào để đặt một lệnh Stop Loss?
- Các chỉ số kỹ thuật: giao dịch phân kỳ