Chỉ số Force

Chỉ số Force là gì?

Chỉ số Force (FI) là một chỉ số được phát triển bởi Alexander Elder. Chỉ số đo lường sức mạnh của phe mua và phe bán trong một thị trường có xu hướng. Chỉ báo này dựa trên giá, hướng đi và khối lượng giao dịch, theo Elder, đây là ba yếu tố thiết yếu của chuyển động giá.

FI có thể giúp xác nhận xu hướng, xác định các điểm điều chỉnh đáng để giao dịch và dự đoán điểm đảo chiều.

Bài viết này sẽ chia sẻ về Chỉ số Force, cách tính toán cũng như triển khai và hướng dẫn toàn diện giúp bạn đưa ra các quyết định giao dịch sáng suốt. Chúng tôi cũng sẽ so sánh Chỉ số Force với Chỉ số dòng tiền và đánh giá các hạn chế của công cụ.

Tìm hiểu về Chỉ số Force

Để hiểu Chỉ số Force, điều quan trọng trước tiên là nắm bắt mối quan hệ giữa biến động giá và khối lượng giao dịch. Xu hướng mạnh thường đi kèm với khối lượng giao dịch tăng, trong khi xu hướng yếu hơn có khối lượng giao dịch thấp hơn. Chỉ số Force đo lường sức mạnh của một xu hướng bằng cách so sánh giá đóng cửa của giai đoạn hiện tại, giá đóng cửa của giai đoạn trước đó và khối lượng giao dịch so với cùng kỳ.

Cách tính chỉ số?

Chỉ số Force được tính bằng công thức đơn giản:

Chỉ số Force = (Giá đóng cửa hiện tại – Giá đóng cửa trước đó) x Khối lượng

Sau đó, áp dụng đường trung bình động hàm mũ (EMA) trên kết quả tính toán sao cho hiển thị một biểu đồ và một đường trong cửa sổ chỉ báo.

Nhà giao dịch có thể tùy chỉnh Chỉ số Force bằng cách điều chỉnh khoảng thời gian được sử dụng cho đường trung bình động của dữ liệu khối lượng. Khoảng thời gian dài hơn cung cấp các chỉ số ổn định hơn, trong khi khoảng thời gian ngắn sẽ nhạy cảm hơn với những thay đổi ngắn hạn.

Cách thiết lập chỉ báo

Chỉ số Force được cài đặt mặc định trong bộ MetaTrader. Bạn có thể thêm giá trị này vào biểu đồ bằng cách nhấn chọn “Insert” – “Indicators” – “Oscillators” và sau đó chọn “Force Index”.

force index.png

Giải thích về Chỉ số Force

Nếu giá đóng cửa hiện tại cao hơn giá đóng cửa trước đó, chỉ số này sẽ mang giá trị dương. Khi chỉ báo này tăng lên thì nó biểu thị sức mua. Ngược lại, nếu giá đóng cửa thấp hơn giá đóng cửa trước đó thì chỉ báo này sẽ mang giá trị âm và biểu thị sức bán. Do đó, các giao điểm của chỉ số FI với đường trung tâm nên được chú ý.

force index 2.png

Ngoài ra, chỉ báo cũng bao gồm thông tin về khối lượng. Điều này cho phép người dùng đưa ra đánh giá tốt hơn về một xu hướng cũng như động lượng của nó. Khi Chỉ báo Force đạt đến một mức cao mới, xu hướng tăng hiện tại có thể tiếp diễn. Khi FI trượt xuống mức thấp mới, xu hướng giảm có thể sẽ tiếp diễn. Khi FI giảm xuống mức thấp hơn, xu hướng có thể bị đảo chiều.

force index 3.png

Nếu một xu hướng mạnh, chỉ số sẽ thay đổi đột ngột. Nhiều khả năng chỉ số sẽ báo hiệu xu hướng tiếp diễn. Đồng thời, nếu giá cả thay đổi dựa trên quán tính thì FI sẽ chỉ di chuyển một chút. Nếu giá hiện tại tăng nhưng chỉ báo không biến động, điều này có nghĩa là xu hướng tăng sẽ bị suy yếu.

Dưới đây chúng tôi đã thu thập các tín hiệu khác nhau được cung cấp bởi Chỉ số Force. Sử dụng chúng một cách khôn ngoan và đừng quên tận dụng xác nhận từ các công cụ khác.

Các tín hiệu tăng được tạo bởi FI:

  • Chỉ số Force hiển thị các mức đỉnh mới trong một xu hướng tăng (xu hướng tiếp diễn).
  • Chỉ số Force giảm xuống dưới 0 trong một xu hướng tăng (mua ở đáy).
  • Chỉ số Force tăng trên 0 trong một xu hướng giảm (mua trên các điều chỉnh ngược xu hướng chính).
  • Chỉ số Force vượt qua đường MA theo hướng lên trên (nếu bạn áp dụng MA cho chỉ báo).
  • Phân kỳ (giá tạo đáy thấp hơn, nhưng FI tạo các đáy cao hơn).

Các tín hiệu giảm được tạo bởi FI:

  • Chỉ số Force hiển thị các mức đáy mới trong một xu hướng giảm (xu hướng tiếp diễn).
  • Chỉ số Force tăng trên 0 trong một xu hướng giảm (bán ra khi hồi giá).
  • Chỉ số Force giảm xuống dưới 0 trong một xu hướng tăng (bán trên các điều chỉnh ngược xu hướng chính).
  • Chỉ số Force vượt qua đường MA theo hướng xuống dưới (nếu bạn áp dụng MA cho chỉ báo).
  • Phân kỳ (giá tạo đỉnh cao hơn khi FI tạo đỉnh thấp hơn).

Phân kỳ Chỉ số Force

Sự phân kỳ tăng và giảm cho thấy một sự thay đổi tiềm ẩn trong chuyển động xu hướng. Những tín hiệu này thường được kết hợp với bộ tạo dao động (oscillator). Phân kỳ giá tăng xảy ra khi chỉ báo di chuyển lên trên trong khi chứng khoán di chuyển xuống dưới. Điều này cho thấy điểm yếu của giá không được xác nhận bởi chỉ báo và báo hiệu sự đảo chiều xu hướng tăng sắp tới. Mặt khác, phân kỳ giá giảm xảy ra khi chỉ báo di chuyển xuống dưới trong khi tài sản di chuyển lên trên. Điều này cho thấy điểm yếu cơ bản, có thể báo trước sự đảo chiều xu hướng giá giảm mặc dù giá tăng cao hơn.

Xác nhận là một khía cạnh quan trọng trong việc diễn giải các phân kỳ tăng và giảm. Mặc dù phân kỳ báo hiệu sự bất thường, nhưng chúng cần có sự xác nhận từ chỉ báo hoặc biểu đồ giá. Sự phân kỳ giá tăng có thể được xác nhận bởi Chỉ số Force di chuyển vào vùng dương hoặc vượt qua ngưỡng kháng cự trên biểu đồ giá. Sự phân kỳ giá giảm có thể được xác nhận bởi Chỉ số Force di chuyển vào vùng âm hoặc phá vỡ hỗ trợ trên biểu đồ giá. Để xác nhận, các nhà giao dịch cũng có thể sử dụng những công cụ phân tích kỹ thuật như thanh nến, đường trung bình động và các điểm phá vỡ mô hình.

force index 1.png

Trên biểu đồ bên dưới, chỉ báo Force đã hình thành phân kỳ tăng trên khung thời gian hàng ngày. Mỗi mức đáy của chỉ báo đều cao hơn ngưỡng trước đó, trong khi các ngưỡng giá thấp vẫn duy trì ngang mức. Nhà giao dịch cần xác định tín hiệu thứ hai về khả năng đảo chiều xu hướng để tìm kiếm điểm vào lệnh tốt nhất. Trong tình huống này, giá sẽ vượt qua ngưỡng kháng cự và kiểm tra lại mức phá vỡ. Theo đó, trader có thể mở giao dịch mua sau khi giá thành công kiểm tra lại mức đánh dấu.

Chỉ số Force vs. Chỉ số dòng tiền (FI vs. MFI)

Chỉ số Dòng tiền (MFI) và Chỉ số Force sử dụng giá và khối lượng để đánh giá độ mạnh của xu hướng và xác định khả năng đảo chiều. Tuy nhiên, tính toán chỉ số của mỗi công thức lại khác nhau đáng kể. MFI sử dụng một công thức phức tạp hơn, kết hợp giá thông thường (đỉnh + đáy + đóng cửa / 3) thay vì chỉ dựa vào giá đóng cửa. Hơn nữa, MFI bị giới hạn trong phạm vi từ 0 đến 100. Do tính toán và giới hạn riêng biệt này, MFI có thể cung cấp những kiến thức độc đáo khác với Chỉ số Force.

Giới hạn Chỉ số Force

Chỉ số Force là một chỉ báo trễ, sử dụng dữ liệu về giá và khối lượng trước đó để tính mức trung bình của EMA. Tuy nhiên, vì dữ liệu thường được tính trung bình nên có thể tạo nên độ trễ tín hiệu giao dịch, dẫn đến bỏ lỡ cơ hội. Sử dụng chỉ số Force ngắn hạn (ví dụ, 10, 13 hoặc 20) có thể dẫn đến nhiều tín hiệu gây nhiễu do biến động nhỏ về giá hoặc khối lượng. Mặt khác, chỉ số Force dài hạn (ví dụ, 50, 100 hoặc 150) ít bị dao động hơn, nhưng nó phản ứng chậm với sự thay đổi giá, dẫn đến tín hiệu giao dịch bị trì hoãn.

Tóm tắt về Chỉ số Force

Tóm lại, chỉ số Force được coi là một trong những sự kết hợp tốt nhất giữa giá cả và khối lượng. Xin lưu ý rằng FI sử dụng dữ liệu tick volume, tương ứng với số lượng giao dịch trong các giao dịch ngoại hối, vì vậy có thể có một số sai lệch. Chỉ số Force cho thấy kết quả tốt nhất khi áp dụng trên các thị trường biến động.

FAQ

Chỉ số Force là gì?

Chỉ số Force là chỉ báo sử dụng cả giá và khối lượng để đo lường sức mạnh của một xu hướng và xác định khả năng đảo chiều giá. Chỉ số này tính toán sức mạnh đằng sau các biến động giá bằng cách so sánh giá đóng cửa của ngày hiện tại và trước đó, rồi nhân kết quả với khối lượng của ngày hiện tại.

Các câu hỏi thường gặp

  • Cách mở tài khoản FBS?

    Nhấp nút ‘Mở tài khoản' trên trang web của chúng tôi và đi tới Khu vực cá nhân. Trước khi tiến hành giao dịch, vui lòng xác minh hồ sơ. Xác nhận email, số điện thoại và ID của bạn. Thủ tục này giúp đảm bảo sự an toàn trong tài sản và danh tính của bạn. Khi bạn hoàn tất các bước kiểm tra, hãy chuyển đến nền tảng giao dịch ưa thích và bắt đầu giao dịch. 

  • Cách bắt đầu giao dịch?

    Nếu bạn trên 18 tuổi, bạn có thể tham gia FBS và bắt đầu hành trình FX của mình. Để giao dịch, bạn cần có tài khoản môi giới và kiến ​​thức đầy đủ về biến động tài sản trên thị trường tài chính. Bắt đầu với việc nghiên cứu những điều cơ bản với tài liệu đào tạo miễn phí của chúng tôi và tạo tài khoản FBS. Bạn có thể kiểm tra thị trường thông qua tiền ảo với tài khoản Demo. Một khi bạn đã sẵn sàng, hãy tham gia vào thị trường thực tế và giao dịch kiếm lời.  

  • Cách rút số tiền bạn kiếm được với FBS?

    Thủ tục vô cùng đơn giản. Truy cập mục Rút tiền trên trang web hoặc mục Tài chính trong Khu vực cá nhân FBS và truy cập tính năng Rút tiền. Bạn có thể nhận được số tiền kiếm được thông qua cùng một hệ thống thanh toán mà bạn đã sử dụng để ký quỹ. Trong trường hợp bạn đã nạp tiền cho tài khoản thông qua các phương thức khác nhau, hãy rút tiền lãi của bạn thông qua các phương thức thanh toán này theo tỷ lệ ký quỹ.

Tin mới nhất

Tin tức Quan trọng cho Tuần Tới

Chỉ số Giá Tiêu dùng, Doanh số Bán nhà Hiện tại, quyết định lãi suất của Fed Hoa Kỳ - tất cả những điều này sẽ được đưa ra thảo luận trong bài đánh giá mới của chúng tôi. Đừng bỏ lỡ!

Tập trung vào Cuộc họp của Các Ngân hàng và NFP

RBA và Ngân hàng Trung ương Canada sẽ thêm biến động cho đồng AUD và CAD, trong khi USD dự kiến sẽ được thúc đẩy bởi Bảng lương Phi Nông nghiệp.

Biến động Gia tăng đang Dần Xuất hiện

Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) sẽ đưa ra tuyên bố và công bố Lãi suất Tiền mặt lúc 05:30 giờ GMT+2, ngày 7/2. Đây là công cụ trao đổi chính của RBA với các nhà đầu tư về chính sách tiền tệ.

Ký quỹ bằng các hệ thống thanh toán nội địa

Thông báo về việc thu thập dữ liệu trên

FBS duy trì hồ sơ dữ liệu của bạn để chạy trang web này. Khi nhấn nút "Chấp nhận", bạn đồng ý với Chính sách bảo mật của chúng tôi.

Gọi lại cho tôi

Nhân viên chăm sóc khách hàng sẽ liên hệ với bạn

Chỉnh sưa số điện thoại di dộng

Yêu cầu của bạn đã được nhận

Nhân viên chăm sóc khách hàng sẽ liên hệ với bạn

Yêu cầu gọi lại tiếp theo cho số điện thoại này
cần đợi trong

Nếu bạn gặp một vấn đề khẩn cấp xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua
Mục Chat trực tuyến

Lỗi hệ thống. Hãy thử lại sau

Đừng lãng phí thời gian của bạn – theo dõi mức độ ảnh hưởng của NFP đến đồng đô la và lợi nhuận!

Bạn đang sử dụng một phiên bản trình duyệt cũ hơn.

Hãy cập nhật lên phiên bản mới nhất hoặc thử một trình duyệt khác để có trải nghiệm giao dịch an toàn, thoải mái và hiệu quả hơn.

Safari Chrome Firefox Opera