-
Cách mở tài khoản FBS?
Nhấp nút ‘Mở tài khoản' trên trang web của chúng tôi và đi tới Khu vực cá nhân. Trước khi tiến hành giao dịch, vui lòng xác minh hồ sơ. Xác nhận email, số điện thoại và ID của bạn. Thủ tục này giúp đảm bảo sự an toàn trong tài sản và danh tính của bạn. Khi bạn hoàn tất các bước kiểm tra, hãy chuyển đến nền tảng giao dịch ưa thích và bắt đầu giao dịch.
-
Cách bắt đầu giao dịch?
Nếu bạn trên 18 tuổi, bạn có thể tham gia FBS và bắt đầu hành trình FX của mình. Để giao dịch, bạn cần có tài khoản môi giới và kiến thức đầy đủ về biến động tài sản trên thị trường tài chính. Bắt đầu với việc nghiên cứu những điều cơ bản với tài liệu đào tạo miễn phí của chúng tôi và tạo tài khoản FBS. Bạn có thể kiểm tra thị trường thông qua tiền ảo với tài khoản Demo. Một khi bạn đã sẵn sàng, hãy tham gia vào thị trường thực tế và giao dịch kiếm lời.
-
Cách rút số tiền bạn kiếm được với FBS?
Thủ tục vô cùng đơn giản. Truy cập mục Rút tiền trên trang web hoặc mục Tài chính trong Khu vực cá nhân FBS và truy cập tính năng Rút tiền. Bạn có thể nhận được số tiền kiếm được thông qua cùng một hệ thống thanh toán mà bạn đã sử dụng để ký quỹ. Trong trường hợp bạn đã nạp tiền cho tài khoản thông qua các phương thức khác nhau, hãy rút tiền lãi của bạn thông qua các phương thức thanh toán này theo tỷ lệ ký quỹ.
Ngân hàng trung ương: chính sách và các tác động
Ngân hàng trung ương là mắt xích then chốt trong hệ thống tài chính của một đất nước. Nó kiểm soát lượng cung tiền, lãi suất và đồng nội tệ. Ngoài ra, một ngân hàng trung ương thường giám sát hệ thống các ngân hàng thương mại của quốc gia đó. Các ngân hàng trung ương có nhiều chức năng quan trọng. Một trong những chức năng chính là duy trì ổn định giá cả bằng cách kiểm soát lạm phát. Ngân hàng trung ương có nghĩa vụ thúc đẩy sức khỏe nền kinh tế của quốc gia.Các ngân hàng trung ương có tác động đến thị trường. Sự can thiệp của ngân hàng trung ương là một trong những biểu hiện thường thấy. Họ tham gia thị trường ngoại hối để mua hoặc bántiền tệ nhằm tác động đến tỷ giá hối đoái. Một cách khác để can thiệp là tung ra các thông tin cần thiết vào thị trường. Cách làm đó được gọi là sự can thiệp bằng lời.Để hiểu rõ về chính sách của một ngân hàng trung ương, bạn cần phải biết các mục tiêu chính, nhiệm vụ cơ bản, lịch trình và thời gian tổ chức các cuộc họp của họ. Ngoài ra, bạn cần có khả năng dự đoán các tác động tiềm tàng của nó lên giá trị tương lai của đồng tiền bị ảnh hưởng.
Cục Dự Trữ Liên Bang (Fed) là ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ. Fed bao gồm 12 Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang cấp khu vực, toạ lạc ở các thành phố lớn trong cả nước. Họ thu thập các thông tin kinh tế để giúp Fed lựa chọn chính sách tiền tệ phù hợp. Quyết định chính sách tiền tệ tại Fed được thực hiện bởi Ủy Ban Thị Trường Mở Liên Bang (FOMC) bao gồm 7 thành viên của Hội Đồng Thống Đốc và 5 chủ tịch Ngân Hàng Dự Trữ.Cuộc họp the FOMC là một trong những sự kiện được trông đợi nhất và có tác động rất lớn đến thị trường Forex. Fed công bố lãi suất (lãi suất quỹ liên bang), đưa ra triển vọng kinh tế có tác động đến nó quyết định lãi suất của họ và cung cấp một số gợi ý về các thay đổi trong những tuyên bố tương lai. Theo sau các cuộc họp là các buổi họp báo (thường rơi vào tháng 3, tháng 6, tháng 9 và tháng 12), vốn sẽ quan trọng nhất vì tỉ giá sẽ thay đổi lúc đó.Ngoài ra, lưu ý rằng 3 tuần sau mỗi cuộc họp, ngân hàng trung ương sẽ công bố biên bản họp của họ. Tài liệu này chứa thông tin về quyết định trước đó và có thể có các ý định của Fed về chính sách tiền tệ trong tương lai.Trong khi thực hiện các quyết định chính sách, Cục Dự Trữ Liên Bang sẽ xem xét các chỉ báo kinh tế như tăng trưởng GDP, CPI lõi, chỉ số giá PCE lõi, thu nhập bình quân theo giờ, bảng lương phi nông nghiệp.Trader sẽ cố gắng dự đoán những hành động của Fed và kỳ vọng làm tăng hay giảm giá USD của họ.
Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu (ECB) là ngân hàng trung ương của 19 quốc gia thuộc Liên Minh Châu Âu sử dụng đồng tiền chung euro vào năm 2002.Nhiệm vụ chính của họ là xác định và triển khai chính sách tiền tệ cho khu vực đồng euro; phụ trách quản lý các ngân hàng quốc gia của các thành viên khu vực đồng euro; tiến hành hoạt động ngoại hối; thúc đẩy các hệ thống thanh toán vận hành liên tục và lo việc dự trữ ngoại hối của khu vực đồng euro.ECB đưa ra quyết định chính sách tiền tệ sau mỗi 6 tuần. Theo sau các quyết định này là các cuộc họp báo và có ảnh hưởng lớn đến diễn biến của đồng euro. Biên bản cuộc họp ECB thường không ảnh hưởng nhiều đến thị trường.
Ngân Hàng Anh (BoE) là ngân hàng trung ương của Vương Quốc Anh có lịch sử hình thành từ năm 1694. Nhiệm vụ chính của BoE không khác với nhiệm vụ của các ngân hàng trung ương khác. Ngân hàng trung ương này hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của Anh, duy trì lạm phát và thiết lập mức lãi suất.Ủy ban chính sách tiền tệ của ngân hàng (MPC) sẽ họp mỗi tháng một lần để thiết lập chính sách tiền tệ. Ngân hàng trung ương công bố các biên bản họp ngay sau buổi họp. Ngoài ra, các cuộc họp thường được theo sau bởi các cuộc họp báo của Thống Đốc BoE.Mỗi quý một lần, BoE sẽ công bố báo cáo Lạm phát của họ, có chứa các dự báo về GDP và lạm phát.Hơn nữa, ngân hàng trung ương sẽ công bố thông tin về chương trình in tiền (tổng giá trị tiền mà BoE sẽ tạo ra và sử dụng để mua các tài sản trên thị trường mở).
Mục tiêu chính của Ngân Hàng Nhật (BOJ) khá giống với mục tiêu của các cơ quan quản lý khác: “thực hiện cung cấp và kiểm soát tiền tệ để đạt được sự ổn định về giá”.
Ngân hàng Canada (BOC) tồn tại “để điều tiết tín dụng và tiền tệ vì lợi ích sống còn của nền kinh tế quốc gia.” Một trong những chức năng hoạt động của BOC là thực hiện khảo sát về triển vọng kinh doanh. Có khoảng 100 doanh nghiệp với lượng đóng góp đáng kể nhất vào tỉ lệ GDP sẽ đánh giá các điều kiện kinh doanh. Cuộc khảo sát này đưa ra những manh mối tốt về chính sách tiền tệ.
Mục tiêu chính của Ngân Hàng Dự Trữ Úc (RBA) là "góp phần làm ổn định tiền tệ, tăng tỉ lệ việc làm đầy đủ, và tạo ra nền kinh tế thịnh vượng và duy trì phúc lợi cho người Úc". Ngân hàng trung ương này phục vụ cho Chính Phủ và các cơ quan trực thuộc, và cả các ngân hàng trung ương cũng như các thể chế chính thức ở nước ngoài. Hơn nữa, họ duy trì lượng dự trữ ngoại tệ và vàng của Úc.
Ngân Hàng Dự Trữ New Zealand (RBNZ) “quản lý chính sách tiền tệ nhằm duy trì ổn định giá, thúc đẩy duy trì một hệ thống tài chính khoẻ mạnh và hiệu quả, đồng thời cung cấp tiền giấy và tiền xu cho New Zealand”.Lưu ý: có thể nói rằng các bài phát biểu của các thành viên thuộc các ngân hàng trung ương cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế vì sẽ không có ai gắn bó với chính sách tiền tệ hơn họ. Lời nói của những người đứng đầu các ngân hàng trung ương sẽ ảnh hưởng đến thị trường nhiều nhất.Cần theo dõi những gì trên lịch sự kiện kinh tế:
2023-05-25 • Cập nhật
Các bài viết khác ở mục này
- McClellan Oscillator
- Chiến lược Giao dịch Chỉ báo Aroon
- Sức mạnh tiền tệ
- Khung thời gian giao dịch tốt nhất
- Biểu đồ Renko
- Các loại biểu đồ
- Cách Sử dụng Biểu đồ Heikin-Ashi?
- Nới lỏng Định lượng (QE)
- Điểm Xoay (Pivot Point)
- Chỉ báo ZigZag là gì?
- Đường trung bình động: cách đơn giản để tìm xu hướng
- Biên Độ Phần Trăm Của Williams (%R)
- Chỉ báo Relative Vigor Index (RVI) là gì?
- Chỉ báo Momentum
- Chỉ số Force
- Chỉ báo Envelopes là gì?
- Sức Mua và Sức Bán
- Biên Độ Thực Tế Trung Bình (ATR)
- Làm thế nào giao dịch theo các quyết định của ngân hàng trung ương?
- CCI (Chỉ báo kênh hàng hóa)
- Độ Lệch Chuẩn
- Chỉ báo Parabolic SAR
- Giao dịch với Stochastic Oscillator
- Chỉ Báo RSI - Chỉ Số Sức Mạnh Tương Đối
- MACD (Đường Trung Bình Động Hội Tụ/Phân Kỳ)
- Chỉ báo dao động Oscillator
- Chỉ báo ADX: Cách phân tích xu hướng Forex hiệu quả với chỉ báo
- Dải Bollinger
- Các chỉ số xu hướng - trend indicator
- Giới thiệu các chỉ báo kỹ thuật
- Mức Hỗ trợ và Kháng cự
- Xu hướng
- Phân tích kỹ thuật
- Các yếu tố cơ bản
- Phân tích Cơ bản trong Giao dịch Ngoại hối và Chứng khoán
- Các phân tích cơ bản và kỹ thuật